Tin học 10 Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh Tin học lớp 10 trang 77 sách Cánh diều
Giải bài tập Tin học 10 Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 77→79.
Giải Tin học 10 Bài 7 thuộc chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức để trả lời các câu hỏi nội dung bài học, luyện tập và vận dụng trang 77→79. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 10 Bài 7 Thực hành câu lệnh rẽ nhánh, mời các bạn cùng theo dõi.
Bài 1
Bảng sau đây cho một ví dụ về viết câu lệnh if tương ứng với mô tả điều kiện để đưa ra một thông báo trên màn hình. Trong bảng biến age là biến số nguyên chứa giá trị tuổi của một người. Em hãy cho thêm hai ví dụ nữa tương tự như ví dụ đã có trong bảng.
Trả lời:
Mô tả |
Câu lệnh if |
Nếu n lớn hơn không thì đưa ra thông điệp “Số dương” |
if n > 0: print(“Số dương”) |
Nếu n chia hết cho 2 thì đưa ra thông điệp “Số chẵn” |
if n ⋮ 2: print(“Số chẵn”) |
Bài 2
Có n chiếc kẹo và m em bé. Hãy viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương n, m và kiểm tra n chiếc kẹo có chia đều được cho m em bé hay không.
Chạy chương trình ba lần, mỗi lần với bộ dữ liệu n, m khác nhau
Trả lời:
n = int(input("Nhập số kẹo: "))
m = int(input("Nhập số em bé: "))
if n % m == 0:
print("Chia hết")
else:
print("Không chia hết")
Bài 3
Ba bạn Bình, An, Phúc thảo luận với nhau để viết chương trình Python nhập vào từ bàn phím ba số thực khác nhau và in ra màn hình số đứng giữa trong ba số (số đó không là lớn nhất và cũng không nhỏ nhất).
Mỗi bạn soạn thảo chương trình và chạy thử trên máy tính của mình, những mỗi bạn đều gặp báo lỗi của Python (Hình 1a, Hình 1b, Hình 1c). Em hãy xác định lỗi ở chương trình của mỗi bạn, sửa lỗi cho từng bạn sao cho chương trình chạy được và đưa ra kết quả đúng.
Trả lời:
Cả ba bạn đều bị báo lỗi sai về ngữ pháp cấu trúc câu lệnh
- Bạn Bình: Sai do biểu thức điều kiện chưa đúng: Thêm “<” tạo thành biểu thức điều kiện đúng: a < b
- Bạn An: Sai do thụt sai dòng, else thẳng hàng với if
- Bạn Phúc: sửa điều kiện của hai câu lệnh if như sau
if c < u:
if c > v:
Bài 4
Viết chương trình nhập từ bàn phím ba số nguyên, mỗi số ghi trên một dòng và đưa ra màn hình giá trị lớn nhất trong các số đã nhập. Em hãy chạy chương trình với một số bộ dữ liệu khác nhau.
Em hãy đọc hiểu sơ đồ khối và chương trình ở Hình 2, thực hiện chương trình và cho nhận xét.

Trả lời:
Chương trình:
a = int(input("a = "))
b = int(input("b = "))
c = int(input("c = "))
max = a
if max < b:
max = b
if max < c:
max = c
print("Max = ", max)
Nhận xét: chương trình ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Vận dụng
Tiền điện
Trong tháng người dùng tiêu thụ x(kWh) điện. Nếu x ≤ a thì số tiền phải trả là x × d1 , nếu a < x ≤ b thì số tiền phải trả là , nếu x > b thì số tiền phải trả là . Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím các số nguyên dương a, b, d1, d2, d3 và x, tính và đưa ra màn hình số tiền điện phải trả. Tìm hiểu bảng giá điện hiện hành và chạy chương trình một số lần sao cho có đủ các bộ dữ liệu đầu vào đại diện cho các mức tính tiền điện.
Trả lời:
Chương trình:
x = float(input("Nhập số điện tiêu thụ "))
d1 = float(input("Nhập d1 "))
d2 = float(input("Nhập d2 "))
d3 = float(input("Nhập d3 "))
a = float(input("Nhập a "))
b = float(input("Nhập b "))
if x <= a:
t = x * d1
elif a < x <= b:
t = a * d1 + (x - a) * d2
else:
t = a * d1 + (b - a) * d2 + (x - b) * d3
print("Tiền điện là: ", t)
- Qua tham khảo giá điện chọn d1 = 1600, d2 = 1800, d3 = 2100, a = 50, b = 10
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tin học 10 Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
1.000+ -
Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
1.000+ -
Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm
100+ -
Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán
100+ -
Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
100+ -
Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python
100+ -
Tin học 10 Bài 33: Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
100+ -
Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python
100+ -
Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
100+ -
Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự
100+