Viết đoạn văn suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười 6 đoạn văn mẫu lớp 8
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười.

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 8. Mong rằng có thể giúp ích cho bạn đọc, mời tham khảo ngay sau đây.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên.
Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười
Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán - Mẫu 1
“Nói dóc gặp nhau” là truyện đã phê phán những người hay nói dối. Nét tính cách này đã rất quen thuộc, gần gũi. Truyện phần lớn là lời đối thoại của hai nhân vật gồm anh chàng đi làm ăn xa mới trở về làng và anh chàng nói dóc khác trong làng. Một anh đi làm ăn xa tả độ dài của một chiếc ghe (thuyền), anh chàng nói dóc trong làng kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của chiếc ghe và cái cây đèo phi thực tế. Kiểu nói dóc này có nơi gọi là nói trạng. “Tài năng” của người nói dóc là nghĩ ra những điều không bao giờ có thực, phi lô-gíc. Lời nói của hai nhân vật trong truyện đều thể hiện sự bịa đặt, hư cấu. Qua truyện cười trên, tôi nhận ra bài học cảnh tỉnh rằng lời nói dối trước sau cũng bị phát hiện, trong thiên hạ còn có nhiều người giỏi hơn mình. Câu chuyện ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa, gửi gắm bài học sâu sắc.
Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán - Mẫu 2
Lợn cưới, áo mới đã gửi gắm bài học sâu sắc. Tác giả dân gian đã muốn phê phán một thói xấu trong xã hội - tính khoe khoang. Những người này thường thích khoe cho mọi người xung quanh những gì mình có, đặc biệt là của cải vật chất. Mục đích của việc khoe khoang là để thỏa mãn bản thân, muốn người khác ngưỡng mộ, khen ngợi để cảm thấy sung sướng, hạnh phúc. Câu chuyện giúp tôi nhận ra việc khoe khoang sẽ đem lại những hậu quả. Người thích khoe khoang dễ trở nên kiêu ngạo. Lâu dần, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh háo danh, trọng hình thức. Họ không chú trọng đầu tư cho trí tuệ, tâm hồn. Vẻ hào nhoáng bên ngoài sẽ sớm mai một theo thời gian. Vật chất cũng không tồn tại vĩnh viễn. Người thích khoe khoang sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy chán ghét, xa lánh cũng như mất đi niềm tin. Tóm lại, chúng ta cần tránh thói khoe khoang, sống đúng với bản chất. Truyện cười Lợn cưới, áo mới ngắn gọn nhưng gửi gắm bài học giá trị.
Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán - Mẫu 1
Truyện Nói dóc gặp nhau đã phê phán những người hay nói dóc. Tính cách này khá phổ biến trong xã hội, là một thói hư tật xấu của con người. Anh đi làm ăn xa khi trở về làng được dịp kể về những điều tai nghe mắt thấy. Nhưng anh ta lại nói dóc, kể về độ dài của một chiếc ghe “dài không lấy gì đo cho xiết”. Nghe vậy, anh chàng nói dóc trong làng cũng không chịu thua, liền kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của chiếc ghe và cái cây trong lời kể của hai nhân vật đều phi thực tế. Bản thân anh chàng đi xa cũng không chấp nhận được lời nói dóc của anh chàng trong làng nên đã cãi lại. Việc cãi này cho thấy chính anh ta cũng thừa nhận chuyện cái ghe của mình là “không thể tin được”. Anh chàng nói dóc trong làng dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để anh chàng đi xa phải tự phủ nhận lời nói của bản thân. Đoạn cuối truyện làm bật ra tiếng cười hài hước, phê phán những người có tính nói dóc, cảnh tỉnh về lời nói dối sớm muộn cũng bị phát hiện. Truyện đã để lại cho tôi ấn tượng và bài học sâu sắc.
Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán - Mẫu 3
Tôi rất thích truyện cười Treo biển. Truyện đã phê phán những người có thiếu chính kiến trong xã hội. Họ không có suy nghĩ, quan điểm của bản thân mà chỉ “gió chiều nào, theo chiều ấy”. Nhà hàng trong truyện treo biển lên để thông báo cho khách hàng biết thông tin. Nhưng hết lần này đến lần khác, nhà hàng đều làm theo sự góp ý của mọi người. Đến cuối cùng, chiếc biển cũng bị cất đi luôn. Rõ ràng, nhà hàng đã không có chính kiến, dù việc treo biển là không hề sai và thừa. Mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu chúng ta không biết suy xét thấu đáo, mà vội vàng nghe theo ý kiến của người khác sẽ dễ dàng gặp phải sai lầm. Người thiếu chính kiến cũng khó có được thành công trong cuộc sống. Truyện Treo biển đã gửi gắm bài học ý nghĩa, tiếng cười bật lên nhẹ nhàng mà sâu cay.
Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán - Mẫu 4
Truyện cười Lợn cưới, áo mới đã phê phán tính khoe khoang - một thói xấu trong xã hội. Những người có tính cách này thường thích phơi bày cho mọi người xung quanh thấy những thứ mình có, thường là về vật chất. Mục đích của việc khoe khoang là để thỏa mãn bản thân, muốn người khác ngưỡng mộ, khen ngợi. Nhưng việc khoe khoang sẽ đem lại những hậu quả. Người thích khoe khoang dễ trở nên kiêu ngạo. Lâu dần, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh háo danh, trọng hình thức. Họ không chú trọng đầu tư cho trí tuệ, tâm hồn. Vẻ hào nhoáng bên ngoài sẽ sớm mai một theo thời gian. Vật chất cũng không tồn tại vĩnh viễn. Người thích khoe khoang sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy chán ghét, xa lánh. Chính vì vậy, con người cần tránh xa thói khoe khoang để bản thân tốt đẹp hơn.
Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán - Mẫu 6
Treo biển là truyện cười giàu ý nghĩa, nhằm phê phán thói xấu trong xã hội - thiếu chính kiến. Họ là những người không có suy nghĩ, quan điểm cá nhân và hành xử theo kiểu “gió chiều nào, theo chiều ấy”. Cũng giống như nhà hàng trong truyện, treo biển lên nhằm mục đích thông báo cho khách hàng biết thông tin. Khi có sự góp ý của mọi người xung quanh, nhà hàng chưa kịp suy xét xem ý kiến có hợp lí, đúng đắn không mà đã vội vàng nghe theo. Kết quả là, nhà hàng đã cất luôn chiếc biển thông báo đi. Rõ ràng, nhà hàng đã không có chính kiến, dù việc treo biển là không hề sai và thừa. Trong từng vấn đề, mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu chúng ta không biết suy xét thấu đáo, mà vội vàng nghe theo, sẽ dễ dàng gặp phải sai lầm, bị lợi dụng. Người thiếu chính kiến cũng khó đạt được thành công, vì họ không kiên định với mục tiêu của bản thân. Nhưng cũng cần phân biệt được giữa sống có chính kiến riêng với sống “bảo thủ” - nghĩa là không chịu tiếp thu những quan điểm đúng đắn, lúc nào cũng coi quan điểm của bản thân là đúng, không sai. Tóm lại, chúng ta cần có cách sống sao cho đúng đắn, để hoàn thiện bản thân ngày càng phát triển hơn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
100.000+ -
Đoạn văn thể hiện sự hưởng ứng với thông điệp chính trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
1.000+ -
Nêu những thu nhận bổ ích qua Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
1.000+ -
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom
50.000+ -
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (5 mẫu)
10.000+ -
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định (2 Dàn ý + 7 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôi (Sơ đồ tư duy)
100.000+ 1 -
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi
100.000+ -
Tóm tắt văn bản Xe đêm (4 mẫu)
1.000+ -
Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy)
1M+ 1