Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam Văn mẫu lớp 8
Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, được Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn học sinh.

Mời tham khảo nội dung bao gồm 8 đoạn văn mẫu lớp 8, để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 1
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 2
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 3
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 4
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 5
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 6
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 7
- Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 8
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 1
Khi đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, tôi đặc biệt ấn tượng với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm được thông điệp giá trị mà nhà văn muốn gửi gắm. Quân Nguyên - Mông mượn đường sang xâm lược nước ta. Vua Trần cùng các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Trần Quốc Toản vì chưa đến tuổi trưởng thành nên không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động bóp nát quả cam xuất phát từ lòng căm thù giặc sâu sắc, cũng như tấm lòng yêu nước sâu sắc. Trần Quốc Toản khao khát cống hiến, đóng góp công sức để tiêu diệt kẻ thù xâm lược. Chi tiết này cũng cho thấy tính tình bộc trực, ngay thẳng của nhân vật. Chỉ một chi tiết nhưng lại có giá trị, góp phần làm nên ý nghĩa của tác phẩm.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 2
Nhân vật chính trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng là Trần Quốc Toản. Do còn nhỏ tuổi, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc dưới thuyền. Vì vậy, Quốc Toản đã giằng co với lính canh, mong được xuống thuyền để bày tỏ nguyện vọng. Lời của Quốc Toản hợp với ý vua, xét thấy tuổi còn nhỏ mà biết lo việc nước nên vua không trị tội mà còn ban thưởng cho cam quý. Lúc này, Quốc Toản vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Có thể thấy, hành động bóp nát quả cam là do lòng căm giận quân giặc, cung như tấm lòng yêu nước của Quốc Toản. Tác giả cũng khẳng họa tính tình bộc trực, ngay thẳng của nhân vật này. Một chi tiết nhưng đã góp phần khắc họa chân dung nhân vật Trần Quốc Toản trong truyện.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 3
Trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đã thể hiện được tính cách, vẻ đẹp của nhân vật này. Chi tiết xuất hiện ở phần cuối của đoạn trích. Lúc này, vua và các quan đang dự bàn việc đánh giặc trên tuổi. Tuổi còn nhỏ nên Quốc Toản không được tham dự. Cậu đã giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền để nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của cậu, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà dẫn đến hành động bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động vô tình của Quốc Toản xuất phát từ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cùng tính tình bộc trực, ngay thẳng chứ không có ý xấu. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng mang đến ý nghĩa vô cùng lớn.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 4
Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung của tác phẩm kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam đã bộc lộ phẩm chất ngay thẳng, tinh thần yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc của Quốc Toản.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 5
Khi đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết cuối tác phẩm, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Lúc bấy giờ, quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Vì tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Do nóng lòng muốn gặp vua, Quốc Toản định vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn, bị ngăn cản và xảy ra xung đột. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của chàng, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động này xuất phát từ lòng căm tức quân giặc sâu sắc của một chàng trai còn trẻ tuổi trước hoàn cảnh của đất nước. Cùng với đó, Trần Quốc Toản cũng hiện lên với phẩm chất ngay thẳng, bộc trực. Quả là một chi tiết nhỏ nhưng làm nên giá trị lớn.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 6
Trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Một chi tiết nhỏ nhưng lại gửi gắm ý nghĩa. Hành động của Trần Quốc Toản cho thấy hình ảnh chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu đã sớm ý thức được đất nước trước kẻ thù xâm lược. Hành động bóp nát quả cam không có ý bất kính với vua, mà chỉ xuất phát từ tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, tức mình vì còn trẻ tuổi khi không được tham gia bàn việc nước. thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuy tuổi trẻ nhưng đã biết nghĩ về việc lớn bảo vệ Tổ quốc thì thật đáng trân trọng, cảm phục.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 7
Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Do còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc dưới thuyền. Lúc này, Quốc Toản đã có hành động chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, chấp nhận chịu tội khi quân. Vua nghe xong không, lấy làm hài lòng vì lời của Quốc Toản hợp với ý mình, chẳng những không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam xuất phát từ sự căm thù quân giặc sâu sắc, tấm lòng ngay thẳng bộc trực của Trần Quốc Toản. Rõ ràng, chỉ với một chi tiết nhỏ nhưng đã thể hiện được phẩm chất cao đẹp của một con người.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Mẫu 8
Trong đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng sâu sắc với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Chi tiết này xuất hiện ở phần cuối của văn bản. Quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Cậu mong muốn có thể gặp vua để bày tỏ lòng mình. Chính vì vậy, Quốc Toản đã chạy xuống thuyền, vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của cậu, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động vô tình của Quốc Toản xuất phát từ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cùng tính tình bộc trực, ngay thẳng của một chàng trai vẫn còn trẻ tuổi. Tấm gương về Trần Quốc Toản thật đáng khâm phục và tự hào.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
100.000+ -
Đoạn văn thể hiện sự hưởng ứng với thông điệp chính trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
1.000+ -
Nêu những thu nhận bổ ích qua Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
1.000+ -
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom
50.000+ -
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (5 mẫu)
10.000+ -
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định (2 Dàn ý + 7 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôi (Sơ đồ tư duy)
100.000+ 1 -
Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi
100.000+ -
Tóm tắt văn bản Xe đêm (4 mẫu)
1.000+ -
Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy)
1M+ 1