Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 9
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9 gồm 22 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9 có vai trò vô cùng quan trọng giúp học sinh có kĩ năng học và ôn thi được vào phổ thông trung học theo chương trình GDPT 2018. Ngoài ra các bạn xem thêm Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng kiến thức STEM vào phần đọc hiểu Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo.
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK lớp 9
PHẦN A: DẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: “Văn học, một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội, để biểu hiện tâm tư con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận”. Môn văn ngoài “dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về tri thức văn học. Đây là những tri thức khái quát rất quan trọng bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương cụ thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học. Dạy học không phải là rót kiến thức vào cái bình chứa, hay nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức hỗn độn mà điều quan trọng là phải làm sao trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề. Để đọc hiểu tác phẩm văn chương, đòi hỏi ở người đọc không chỉ là trực cảm thẩm mĩ, thưởng thức rung cảm mà còn ở khả năng phân tích, lí giải, đánh giá qua hệ thống ngôn ngữ. Trong dạy học tác phẩm, không thể đối lập giữa cảm và hiểu, giữa khả năng cảm thụ thẩm mĩ và tri thức lí luận văn học.
Muốn vậy, “không thể không vũ trang cho HS một vốn liếng lí luận cần thiết”. Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải tác phẩm văn chương một cách đầy đủ và sâu sắc. Nếu không, những kiến thức mà học sinh có được cũng chỉ là những kiến thức vụn vặt, cảm tính, mang tính tư liệu. Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong Nhà trường hiện đại là phát triển năng lực người học một cách toàn diện. Mục đích của dạy đọc hiểu văn bản là rèn luyện và phát triển khả năng tự học, tự đọc và tạo lập văn bản ở các em.
Để làm được điều đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu các biện pháp để “Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9”
II. Giới hạn đề tài:
Trong sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp giúp học sinh khai thác ngữ liệu ngoài văn bản mà tôi đã áp dụng cho học sinh 9 với một số dạng câu hỏi cụ thể
III. Mục đích nghiên cứu:
Với vai trò nghề giáo tôi luôn tâm niệm làm sao cho các em học sinh hiểu bài và làm bài nhanh nhất, tốt nhất. Học sinh có kĩ năng học và ôn thi được vào phổ thông trung học là điều tôi mong muốn, hi vọng.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở khi đọc hiểu văn bản ngoài chương trình.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Đọc - hiểu là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động của con người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều loại văn bản khác nhau, nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học … Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: Nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; ý đồ, mục đích.
Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản, hình tượng nghệ thuật…
Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.
Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm.
II. Cơ sở thực tiễn
Như trong phần đặt vấn đề đã nói: dạng bài đọc hiểu một tác phẩm ngoài chương trình là một trong những nội dung khá mới song rất quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh. Trên thực tế, việc dạy văn và học văn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Thực tế giảng dạy và ôn tập chưa làm cho học sinh hứng thú khi học bộ môn này. Nhất là đối với các em học sinh lớp 9
- áp lực thi cử khiến các em nhiều khi mệt mỏi. Cùng với đó, cách dạy biến học sinh trong quá trình ôn tập diễn ra một cách thụ động với học sinh qua công thức: Nghe- chép- học thuộc- tái hiện những gì thầy cô đã dạy. Chính vì lẽ đó, học sinh bị chai sạn cảm xúc, không có tâm thế và hứng thú tìm hiểu, khai thác, chiếm lĩnh bộ môn vốn dĩ cực kỳ giàu chất ngôn ngữ và nhân văn này. Tất cả các bài học, thông điệp, nội dung tư tưởng, cái hay, cái đẹp của tác phẩm đã phần nào bị chìm lấp bởi các thao tác lặp đi lặp lại đến nhàm chán đó. Tác phẩm trong chương trình đã vậy, ngoài chương trình hay chưa lần nào bắt gặp các em còn sợ hơn, lung túng hơn. Tuy hiện tượng này không phải là tất cả nhưng rất phổ biến.
Đối với học sinh khối 9 trường THCS Vạn Phúc cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù đa phần các em ngoan ngoãn, có ý thức song vẫn không tránh khỏi tình trạng như tôi vừa nêu trên, nhất là qua kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT 20.... –20...., lần đầu tiên trong đề thi có kiểu bài dạng bài đọc hiểu một tác phẩm ngoài chương trình- ngữ liệu trong bài tiếng Việt nên các em đã tỏ ra khá lúng túng. Năng lực cảm thụ, năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh còn rất hạn chế.
Do không có năng lực đọc hiểu, nên khi tiếp cận với một văn bản mới ngoài và sách giáo khoa sẽ mất rất nhiều thời gian để đọc hiểu văn bản, dẫn đến không còn đủ thời gian để làm các phần còn lại. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả làm bài của các em.
Những học sinh trung bình và yếu, lười học, lười đọc, ngại suy nghĩ, làm việc rập khuôn, khi giao bài tập về nhà thường không tự mình đọc văn bản, suy nghĩ để làm bài mà các em thường tìm kiếm câu trả lời trên mạng, hoặc chép bài của bạn. Chính vì vậy, kĩ năng làm bài của các em rất hạn chế, nhiều em chưa nắm vững kiến thức nên khó vận dụng để làm bài tập, đặc biệt đây lại là một dạng bài tập khó, đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng, phân tích tổng hợp, tư duy…
Với thực trạng như vậy nên khi đến với một dạng bài tập khá mới mẻ và phải phát huy hết khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân dạng bài đọc hiểu một tác phẩm ngoài chương trình thì học sinh hầu hết sẽ thấy bỡ ngỡ và khó khăn. Vấn đề đặt ra với người giáo viên dạy văn là làm gì để khắc phục tình trạng đó? Có một câu nói như thế này: “Người thầy giáo bình thường chỉ biết nói. Người thầy giáo giỏi biết phân tích. Người thầy giáo xuất sắc biết tạo tình huống. Còn người thầy giáo vĩ đại biết truyền cảm xúc.” Đúng như vậy, chỉ khi nào giáo viên truyền được cảm xúc tới học sinh, gợi lên trong các em khao khát chiếm lĩnh tác phẩm thì khi đó người giáo viên mới thực sự thành công, trở thành người thầy giáo vĩ đại. Sự “vĩ đại” ở đây không phải được đo bằng các giải thưởng, bằng khen hay huân chương cao quý mà “vĩ đại”, đơn giản là đã giúp học sinh chạm được đến cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đấy là sự vĩ đại khi người thầy có chỗ đứng vững chắc trong tâm hồn, trái tim học trò.
.................
Tải file về để xem đầy đủ SKKN: Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK lớp 9
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
Mới nhất trong tuần
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh lớp 9
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng trò chơi giúp học sinh khối 8 khắc sâu kiến thức ôn tập 5 phút đầu buổi
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa lớp 7
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng kiến thức STEM vào phần đọc hiểu Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số kĩ thuật giảng dạy theo hướng tích cực môn Lịch sử và Địa lí 8
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin và AI trong dạy học Tiếng Anh 7 Global Success
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong môn học Tiếng Anh
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào các hoạt động cho học sinh THCS
100+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 3
10.000+