PowerPoint STEM Làm sơ đồ dòng thời gian Bài giảng STEM lớp 4
PowerPoint STEM Làm sơ đồ dòng thời gian được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint, với hiệu ứng, hình ảnh sinh động, đẹp mắt, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án điện tử tích hợp STEM lớp 4 của mình.
PowerPoint STEM lớp 4 Làm sơ đồ dòng thời gian dùng để dạy nội dung Giây, thế kỉ môn Toán 4, giúp các em nhận biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ, xác định được năm thuộc thế kỉ nào, giới thiệu một số sự kiện văn hoá, xã hội, lịch sử thông qua sơ đồ dòng thời gian. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm STEM Chậu cây thân thiện với môi trường, Làm chong chóng, Làm bình giữ nhiệt, Làm diều giấy.
PowerPoint STEM Làm sơ đồ dòng thời gian
Video STEM Làm sơ đồ dòng thời gian
Giáo án STEM Làm sơ đồ dòng thời gian
BÀI HỌC STEM LỚP 4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 4: THẾ KỈ
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung Giây, thế kỉ (môn Toán)
- Bài 19: Giây, thế kỉ – sách Toán 4 – Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 35: Thế kỉ – sách Toán 4 – Chân trời sáng tạo
- Bài 16: Thế kỉ – sách Toán 4 – Cánh diều
Mô tả bài học:
Nhận biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ; xác định được năm thuộc thế kỉ nào, giới thiệu được một số sự kiện văn hoá, xã hội, lịch sử thông qua sơ đồ dòng thời gian.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: |
||
Môn học |
Yêu cầu cần đạt |
|
Môn học chủ đạo |
Toán |
– Nhận biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ. – Xác định được năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời (diễn ra) của một số sự kiện văn hoá – xã hội, lịch sử,... |
Môn học tích hợp |
Lịch sử |
Giới thiệu được một số sự kiện lịch sử nổi bật của đất nước hoặc một khu vực hoặc địa phương. |
Mĩ thuật |
– Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, vẽ,... trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Hiểu biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ.
– Xác định được năm thuộc thế kỉ nào.
– Thực hành làm sơ đồ dòng thời gian bằng những vật liệu đơn giản.
– Tự tin khi trình bày đề xuất ý tưởng giải pháp.
– Có tinh thần hợp tác tốt với bạn.
– Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Phiếu học tập, 1 sơ đồ dòng thời gian về thủ đô Hà Nội, 1 số thẻ sự kiện.
2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)
STT |
Thiết bị/Dụng cụ |
Số lượng |
Hình ảnh minh hoạ |
1 |
Giấy A4 |
4 tờ |
|
2 |
Giấy màu |
10 tờ |
|
3 |
Keo dán |
1 lọ |
|
4 |
Bút chì |
1 chiếc |
|
5 |
Bút màu |
1 hộp |
|
6 |
Kéo |
1 chiếc |
|
7 |
Thước kẻ |
1 chiếc |
|
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức |
|
– GV chiếu video bài hát về lịch sử Việt Nam cho HS xem. Xem xong video GV hỏi: Trong bài hát nhắc đến các triều đại nào của Việt Nam? Nguồn gốc của người Việt Nam? (Gợi ý: Trong bài hát nhắc đến các triều đại: Đinh, Lý, Trần, Lê. Nguồn gốc của người Việt Nam là con rồng, cháu tiên, mẹ Âu cơ, bố Lạc Long Quân.) |
– HS xem video và trả lời.
|
– GV hỏi: sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy như thế nào? |
– HS trả lời theo suy nghĩ. Ví dụ, sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy tự hào về những trang lịch sử của dân tộc. |
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) |
|
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Theo dòng lịch sử” |
|
– GV giới thiệu cách chơi. + Mỗi nhóm chơi nhận được một số thẻ sự kiện và năm diễn ra sự kiện đó. + Các nhóm sắp xếp các thẻ theo dòng thời gian. Nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc. |
– HS theo dõi. |
– GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. |
– HS lập nhóm theo yêu cầu. |
– GV mời 2 nhóm lên chơi trò chơi và phát cho mỗi nhóm một số thẻ. |
– HS chơi trò chơi, gắn các thẻ trên dòng thời gian cho phù hợp. |
– GV mời các nhóm khác nhận xét dòng thời gian của nhóm bạn đã đúng chưa? |
– HS nhóm khác nhận xét, góp ý. |
– GV đặt câu hỏi: Các em có biết về những sự kiện lịch sử này không? (Gợi ý: Năm 1010: Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long. Năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1885: Tại Huế, dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết, quân và dân ta đã bất ngờ tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp khẳng định tinh thần chiến đấu và khát vọng độc lập tự do. Năm 1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1698: Tướng Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Chúa Nguyễn lập ra Phủ Gia Định, nay là TP. Hồ Chí Minh. Năm 2012: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.) |
– HS trả lời. |
....
>> Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án STEM lớp 5 (PPT + Word)
10.000+ -
Giáo án STEM lớp 4 (PPT + Word)
10.000+ 3 -
Giáo án STEM lớp 2 (PPT + Word)
10.000+ -
Giáo án STEM lớp 1 (PPT + Word)
10.000+ -
Giáo án STEM lớp 3 (PPT + Word)
10.000+ -
PowerPoint STEM Làm khay 10 học Toán
100+ -
PowerPoint STEM Làm dụng cụ so sánh số
100+ -
PowerPoint STEM Tia số của em
100+ -
PowerPoint STEM Làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp
100+ -
PowerPoint STEM Làm cây gia đình
100+