KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 50, 51, 52
Giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp, bài tập thấu kính giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50, 51, 52.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 10 Chương II: Ánh sáng SGK Khoa học Tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 10: Kính lúp, bài tập thấu kính
I. Cấu tạo kính lúp
Câu hỏi 1: Trả lời câu hỏi phần mở bài.
Lời giải:
Người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc vì các linh kiện của đồng hồ khá nhỏ nên cần phóng to ra để nhìn thấy dễ dàng hơn
Câu hỏi 2: Nêu một số ứng dụng của kính lúp trong đời sống.
Lời giải:
Ứng dụng:
- Đọc và viết: Kính lúp cầm tay giúp tăng độ phóng đại của văn bản, giúp cho người dùng có thể đọc và viết chữ nhỏ dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với những người có khó khăn về thị giác.
- Kiểm tra và sửa chữa đồ điện tử: Kính giúp cho người dùng có thể nhìn rõ các linh kiện nhỏ, đánh giá tình trạng của chúng và thực hiện các công việc sửa chữa chính xác.
- Nghiên cứu khoa học: Thiết bị hỗ trợ quan trọng trong các nghiên cứu khoa học, cho phép người dùng quan sát các mẫu vi sinh vật, cấu trúc hóa học hoặc các vật liệu trong các nghiên cứu khoa học đa dạng.
- Nghệ thuật và thủ công: Kính giúp người làm có thể quan sát rõ các chi tiết nhỏ, đạt độ chính xác cao trong các công việc tinh tế.
- Y tế: Kính lúp cầm tay được sử dụng trong y tế để quan sát và kiểm tra các vùng nhỏ trên cơ thể bệnh nhân, đặc biệt là trong lâm sàng da liễu, nha khoa và phẫu thuật mắt.
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
Hoạt động 1: Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
Lời giải:
Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng từ quang tâm O của kính đến tiêu điểm chính F
Hoạt động 2: Vẽ ảnh của vật qua kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận.
Lời giải:
Khi ngắm chừng ở cận cực, điểm A’ trùng với điểm cận cực.
III. Vẽ sơ đồ tạo ảnh qua thấu kính hội tụ
Vật AB có độ cao h = 3 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 2f.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ.
b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao của ảnh h’ và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm d’
Lời giải:
a)
b) Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:
\(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d′}\)
\(⇒\frac{1}{d′}=\frac{1}{f}−\frac{1}{d}=\frac{1}{5}−\frac{1}{5.2}=\frac{1}{10}⇒d′=10cm\)
Độ cao của ảnh là:
\(\frac{h′}{h}=\frac{d′}{d}⇔\frac{h′}{3}=\frac{10}{10}⇒h′=3cm\)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
10.000+ -
Công thức tính công suất hao phí
100.000+ -
KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại
1.000+ -
KHTN 9 Bài 3: Cơ năng
5.000+ -
KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng
1.000+ -
KHTN 9 Bài 36: Khái quát về di truyền học
1.000+ -
KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học
1.000+ -
KHTN 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân
1.000+ -
KHTN 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
100+ -
KHTN 9 Bài 41: Đột biến gene
1.000+