KHTN Lớp 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 33
Giải KHTN 7 Bài 5 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Giới thiệu về liên kết hóa học.
Soạn KHTN 7 Cánh diều Bài 5 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 5 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.
KHTN Lớp 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
- I. Câu hỏi Mở đầu KHTN 7 Cánh diều Bài 5
- II. Trả lời câu hỏi thảo luận KHTN 7 Bài 5 sách Cánh diều
- III. Giải phần Luyện tập KHTN 7 Cánh diều Bài 5
I. Câu hỏi Mở đầu KHTN 7 Cánh diều Bài 5
Trong điều kiện thường, nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm tồn tại độc lập vì có lớp electron ngoài cùng bền vững. Nguyên tử của các nguyên tố khác luôn có xu hướng tham gia liên kết để có được lớp electron ngoài cùng bền vững tương tự khí hiếm. Vậy liên kết giữa các nguyên tử được hình thành như thế nào?
Trong điều kiện thường, nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm tồn tại độc lập vì có lớp electron
Trả lời:
Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron) là lớp vỏ bền vững. Vì vậy, các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập trong điều kiện thường.
Nguyên tử của các nguyên tố khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với nguyên tử khác.
II. Trả lời câu hỏi thảo luận KHTN 7 Bài 5 sách Cánh diều
Câu 1
Quan sát hình 5.1, hãy cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử khí hiếm.
Hình a) nguyên tử Helium có 2 electron lớp ngoài cùng.
Hình b) nguyên tử Neon có 8 electron lớp ngoài cùng.
Hình c) nguyên tử Argon có 8 electron lớp ngoài cùng.
Nhận xét: Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm đều có 8 electron (riêng He có 2 electron).
Câu 2
Quan sát hình 5.2 và hình 5.3, cho biết lớp vỏ của các ion Na+, Cl- tương tự vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm nào?
Gợi ý đáp án
Lớp vỏ của ion Na+ có 10 electron tương tự lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm Neon (hình 5.1b)
Lớp vỏ của ion Cl- có 18 electron tương tự lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm Argon (hình 5.1c)
Câu 3
Quan sát hình 5.2, hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Na và ion Na+.
Gợi ý đáp án
Ion Na+ ít hơn 1 eletron so với nguyên tử Na .
Ion Na+ ít hơn một lớp electron so với nguyên tử Na .
Có thể nói nguyên tử Na cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+.
Câu 4
Quan sát các hình 5.5 và 5.6 cho biết các ion Mg2+ và O2- có lớp vỏ tương tự khí hiếm nào.
Gợi ý đáp án
Ion Mg2+ lớp vỏ có 10 electron tương tự như khí hiếm Neon (xem lại hình 5.1b)
Ion O2- lớp vỏ có 10 electron tương tự như khí hiếm Neon (xem lại hình 5.1b)
Câu 5
Quan sát hình 5.5, hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Mg và ion Mg2+.
Gợi ý đáp án
Ion Mg2+ có ít hơn 2 electron so với nguyên tử Mg
Ion Mg2+ có ít hơn một lớp electron so nguyên tử Mg .
Nhận xét: Nguyên tử Mg cho đi 2 electron lớp ngoài cùng trở thành ion mang hai điện tích dương, kí hiệu là Mg2+.
Câu 6
Quan sát hình 5.9, hãy cho biết nguyên tử H trong phân tử hydrogen có lớp vỏ tương tự khí hiếm nào.
Gợi ý đáp án
Trong phân tử hydrogen gồm hai nguyên tử H, mỗi nguyên tử H có 2 electron ở lớp vỏ.
Giống với lớp vỏ của khí hiếm Helium (xem lại hình 5.1a)
Câu 7
Quan sát hình 5.10, cho biết trong phân tử nước, mỗi nguyên tử H và O có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng.
Gợi ý đáp án
Trong phân tử nước, nguyên tử O có 8 electron lớp ngoài cùng tương tự như khí hiếm.
Mỗi nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng tương tự như khí hiếm helium
Câu 8
Quan sát hình 5.11, hãy cho biết trong phân tử khí carbonic nguyên tử C có bao nhiêu electron dùng chung với nguyên tử O.
Gợi ý đáp án
Trong phân tử khí carbonic, nguyên tử C có 4 electron dùng chung với nguyên tử O (mỗi nguyên tử O góp 2 electron).
III. Giải phần Luyện tập KHTN 7 Cánh diều Bài 5
Luyện tập 1
Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử K và F lần lượt là 1 và 7. Hãy cho biết khi K kết hợp với F để tạo thành phân tử potassium fluoride, nguyên tử K cho hay nhận bao nhiêu electron. Vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử potassium fluoride.
Gợi ý đáp án
Khi K kết hợp với F để tạo thành phân tử potassium fluoride sẽ diễn ra cho và nhận electron giữa hai nguyên tử như sau:
+ Nguyên tử K cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là K+.
+ Nguyên tử F nhận 1 electron từ nguyên tử K trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là F-.
Các ion K+ và F- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride.
Luyện tập 2
Nguyên tử Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết khi nguyên tử Ca kết hợp với nguyên tử O khi nguyên tử Ca kết hợp với nguyên tử O tạo ra phân tử calcium oxide.
Gợi ý đáp án
Khi Ca kết hợp với O tạo thành phân tử calcium oxide sẽ diễn ra sự cho và nhận electron giữa hai nguyên tử như sau:
+ Nguyên tử Ca cho đi 2 electron lớp ngoài cùng trở thành ion mang hai điện tích dương, kí hiệu là Ca2+.
+ Nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Ca tạo thành ion mang điện tích âm kí hiệu là O2-.
Các ion Ca2+ và O2- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử calcium oxide.
Luyện tập 3
Nguyên tử K kết hợp với nguyên tử Cl tạo thành phân tử potassium chloride. Theo em, ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn, chất lỏng hay chất khí? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn vì:
Khi nguyên tử K (kim loại điển hình) kết hợp với nguyên tử Cl (phi kim điển hình) thì kim loại K sẽ cho electron tạo thành ion dương, nguyên tử Cl sẽ nhận electron tạo thành ion âm. Các ion dương và ion âm hút nhau tạo ra hợp chất ion là potassium chloride.
Các hợp chất ion đều là chất rắn ở điều kiện thường.
Luyện tập 4
Hai nguyên tử Cl liên kết với nhau tạo thành phân tử chlorine.
a) Mỗi nguyên tử Cl cần thêm bao nhiêu electron vào lớp ngoài cùng để có lớp vỏ tương tự khí hiếm?
b) Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử chlorine.
Gợi ý đáp án
a)
Nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
b) Khi hai nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 1 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.
Hạt nhân của hai nguyên tử Cl cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử chlorine.
Luyện tập 5
Mỗi nguyên tử H kết hợp với một nguyên tử Cl tạo thành phân tử hydrogen chloride. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride từ nguyên tử H và nguyên tử Cl.
Gợi ý đáp án
Nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
Khi nguyên tử H kết hợp với nguyên tử Cl, nguyên tử Cl góp 1 electron, nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử H và Cl cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử hydrogen chloride.
Luyện tập 6
Mỗi nguyên tử N kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành phân tử ammonia. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử ammonia.
Gợi ý đáp án
Nguyên tử N có 7 electron, trong đó có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
Khi N kết hợp với H, nguyên tử N góp 3 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử N và mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử N và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử ammonia.
Luyện tập 7
Hai nguyên tử N kết hợp với nhau tạo thành phân tử nitrogen. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử nitrogen.
Gợi ý đáp án
Nguyên tử N có 7 electron, trong đó có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
Khi hai nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp chung 3 electron để tạo ra 3 cặp electron dùng chung. Hạt nhân của hai nguyên tử N cùng hút các đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử nitrogen.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
100.000+ 2 -
Viết đoạn văn ngắn về phong trào trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương
10.000+ 1 -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 - Cấp trường
5.000+ -
Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
5.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
1.000+ -
KHTN Lớp 7: Bài tập Chủ đề 4
5.000+ -
Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật
1.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 1: Nguyên tử
5.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên
1.000+ -
Giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều (Cả năm)
10.000+