Tiêu chí |
Thực vật |
Động vật |
Cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường |
Trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây |
Nhiều hình thức: ống khí, mang, da, phổi,… |
Đường đi của khí |
Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường |
Khi hít vào, oxygen cùng các khí khác được đưa vào phổi, đến phế nang. Tại phế nang xảy ra trao đổi khí với mạch máu. Khí oxygen đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào, khí carbon dioxide từ máu vào phế nang và được thải ra môi trường. |
Cơ chế trao đổi khí |
Trao đổi khí qua cơ chế khuyếch tán. |
Trao đổi khí nhờ các cơ quan thực hiện quá trình hô hấp (ống khí ở châu chấu, mang ở cá, da ở giun, phổi ở người,…) |
Chất khí trao đổi giữa cơ thể với môi trường |
Khí oxygen và khí carbonic |
Khí oxygen, khí carbonic và các khí khác. |
Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật Bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7
Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật.
Ở thực vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây. Còn đối với động vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xảy ra ở cơ quan hô hấp như ống khí, mang, da, phổi. Hi vọng qua bảng so sánh phân biệt trao đổi khí ở thực vật và động vật mà Eballsviet.com đăng tải dưới đây sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm vững kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật
Đề bài: Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật theo nội dung gợi ý như bảng 23.2
Gợi ý số 1
Gợi ý số 2
- Ở thực vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.
+ Trong quá trình quang hợp, khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
+ Trong quá trình hô hấp, khí oxygen đi vào và khí carbon dioxide đi ra khỏi lá qua khí khổng.
- Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xảy ra ở cơ quan hô hấp như ống khí, mang, da, phổi... Cơ thể động vật trao đổi khí với môi trường qua các cơ quan hô hấp nhằm cung cấp oxygen đến các tế bào, mô và các cơ quan và thải carbon dioxide từ các tế bào, mô và các cơ quan ra ngoài.
Tiêu chí |
Thực vật |
Động vật |
Cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường |
Trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây |
Nhiều hình thức: ống khí, mang, da, phổi,… |
Đường đi của khí |
Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường |
Khi hít vào, oxygen cùng các khí khác được đưa vào phổi, đến phế nang. Tại phế nang xảy ra trao đổi khí với mạch máu. Khí oxygen đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào, khí carbon dioxide từ máu vào phế nang và được thải ra môi trường. |
Cơ chế trao đổi khí |
Trao đổi khí qua cơ chế khuyếch tán. |
Trao đổi khí nhờ các cơ quan thực hiện quá trình hô hấp (ống khí ở châu chấu, mang ở cá, da ở giun, phổi ở người,…) |
Chất khí trao đổi giữa cơ thể với môi trường |
Khí oxygen và khí carbonic |
Khí oxygen, khí carbonic và các khí khác. |
Gợi ý số 3
Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi.
Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng (lỗ vỏ) ở thân cây.
+ So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật:
*Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2
*Khác nhau:
- Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
- Động vật chỉ trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp (lấy khí O2 , thải khí CO2 ).
Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cả hô hấp (lấy khí O2 , thải khí CO2 ) và quang hợp (lấy khí CO2 , thải khí O2 )
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
100.000+ 2 -
Viết đoạn văn ngắn về phong trào trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương
10.000+ 1 -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 7 - Cấp trường
5.000+ -
Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
5.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
1.000+ -
KHTN Lớp 7: Bài tập Chủ đề 4
5.000+ -
Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật
1.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 1: Nguyên tử
5.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên
1.000+ -
Giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều (Cả năm)
10.000+