Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 (Full)
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2025 - 2026 học kì 1 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát chương trình trong SGK từ bài 1 đến hết bài 5.
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kì 1 được biên soạn rất chi tiết, theo Công văn 5512 gồm các tiết học trong học kì 1 theo phân phối chương trình năm 2025 - 2026. Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kì 1 bao gồm các mục tiêu học tập, nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, các hoạt động và bài tập, đánh giá kết quả học tập, và các tài liệu tham khảo. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kì 1 mời các bạn tải tại đây. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm Bài giảng điện tử môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Học kì 1.
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kì 1 năm 2025 - 2026
Ngày soạn: ....../...../.....
Ngày dạy: ....../...../......
BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
TIẾT .....: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định được chủ đề.
- Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực riêng:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định được chủ đề.
- Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông ta, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Các phương tiện kỹ thuật
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động: “Hội thi Em yêu lịch sử Việt Nam”: Hãy kể tên các vị danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu gắn liền với truyền thống giữ nước trong lịch sử Việt Nam
+ Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 thành viên, trong thời gian 3 phút, các thành viên lần lượt lên bảng ghi nhanh các tên của những vị danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu. Nhóm nào ghi được nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Lịch sử dựng nước và giữ nước vẫn là dòng chảy liên tục từ quá khứ tới hiện tại và tương lai, giữ cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung khái quát nhất về những đặc điểm, lưu ý khi tìm hiểu một văn bản, một câu chuyện lịch sử. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay qua tiết :Tri thức ngữ văn!
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề và thể loại chính của bài học
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: + Chủ đề của bài học là gì? + Theo em hiểu, lịch sử là gì? Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của đất nước và nhân loại. Chúng ta có thể trở về quá khứ bằng nhiều con đường khác nhau: qua những bài học môn Lịch sử trong nhà trường; qua những cuốn sử kí được viết nên bởi các nhà sử học; qua những bộ phim hoặc cuốn truyện tái hiện các sự kiện, các nhân vật lừng danh thời xa xưa;... Ở các nền văn học, luôn có những câu chuyện lịch sử được kể lại trong các tác phẩm truyện. + Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? + Phần Giới thiệu bài học còn cho biết ở chủ đề này các em làm quen với thể loại văn bản nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ - GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh |
I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC - Chủ đề bài học: Câu chuyện của lịch sử à Những câu chuyện lịch sử được kể lại trong các tác phẩm truyện. à Tái hiện các sự kiện, các nhân vật lừng danh thời xa xưa - Thể loại chính: + Truyện lịch sử · Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích), Nguyễn Huy Tưởng · Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí), Ngô gia văn phái. + Thơ tự do · Ta đi tới (trích), Tố Hữu |
.............
Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ giáo án
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về nghề bác sĩ (16 mẫu)
-
Bộ câu trả lời nhanh môn Lịch sử lớp 11, 12 dựa trên các từ khóa
-
Phân tích nhân vật người Mẹ trong truyện Người mẹ và thần chết
-
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non
-
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
-
Một số qui tắc viết chính tả trong Tiếng Việt
-
Phân tích bài thơ Cảm ơn đất nước của Huỳnh Thanh Hồng
-
Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ của Lương Đình Khoa
-
Phân tích bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh
-
Văn mẫu lớp 7: Cảm xúc của em trước nụ cười của mẹ (Dàn ý + 7 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo - Bản 1 (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo - Bản 1 (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
10.000+ 6 -
Giáo án Tin học 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1)
100+ -
Bài giảng điện tử môn Tin học 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
5.000+ -
Giáo án lớp 8 sách Cánh diều (11 môn)
1.000+ -
Giáo án Giáo dục thể chất 8 sách Cánh diều (Học kì 1)
1.000+ -
Giáo án Công nghệ 8 sách Cánh diều (Cả năm)
1.000+