Hóa học 10 Bài 9: Quy tắc Octet Giải SGK Hóa 10 trang 49 sách Cánh diều
Giải Hóa 10 Bài 9: Quy tắc Octet là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 49, 50, 51, 52.
Hóa 10 bài 9: Quy tắc Octet được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 9 trang 49→52 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Hóa học 10 Bài 9: Quy tắc Octet
Lý thuyết Quy tắc Octet
I. Khái niệm liên kết hóa học
- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
- Khi tạo thành liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- Trong các phản ứng hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết (electron hóa trị)
II. Quy tắc octet
- Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Vì các khí hiếm (trừ helium) đều có 8 electron lớp ngoài cùng nên quy tắc này được gọi là quy tắc octet
Giải SGK Hóa 10 bài 9 trang 52 sách Cánh diều
Bài 1
Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron.
B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron.
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron.
D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron.
Gợi ý đáp án
Đáp án A
Nitrogen (Z = 7)
Cấu hình electron là: 1s22s22p3
Lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, nên nguyên tử nitrogen có xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững (8 electron ở lớp ngoài cùng).
Nhôm (Z = 13)
Cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p1
Lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm có 3 electron, nên nguyên tử nhôm có xu hướng nhường đi 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững (8 electron ở lớp ngoài cùng).
Bài 2
Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
A. Boron | B. Potassium | C. Helium | D. Fluorine. |
Gợi ý đáp án
Đáp án B
Cấu hình electron potassium (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1
Potassium có 1 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường đi 1 electron này khi hình thành liên kết hóa học.
Bài 3
Xu hướng tạo lớp vỏ bền vững hơn của các nguyên tử thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau đây?
a) Kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
b) Phi kim tác dụng với phi kim.
Gợi ý đáp án
a) Trong trường hợp kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình, các nguyên tử kim loại sẽ có xu hướng nhường electron còn các nguyên tử phi kim sẽ có xu hướng nhận electron để hình thành liên kết hóa học.
b) Trong trường hợp phi kim tác dụng với phi kim, hai nguyên tử phi kim thường có xu hướng góp chung electron. Sau khi hình thành liên kết mỗi nguyên tử phi kim sẽ có 8 electron lớp ngoài cùng, giống lớp vỏ bền vững của khí hiếm.
Bài 4
Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa học, nhưng muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron. Giải thích.
Gợi ý đáp án
Ở dạng đơn chất, sodium (Na) có cấu hình electron là 1s22s22p63s1. Na có 1 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Na dễ dàng nhường đi 1 electron để tạo thành ion Na+
Ở dạng đơn chất, chlorine (Cl) có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5. Cl có 7 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Cl dễ dàng nhận thêm 1 electron để tạo thành ion Cl-.
Trong hợp chất NaCl (muối ăn) cả Na+ và Cl- đều đã có cấu hình bền vững của khí hiếm (với 8 electron ở lớp ngoài cùng) nên không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron.
Bài 5
Cho một số hydrocarbon sau: H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3.
a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet?
Biết rằng mỗi gạch (-) trong các công thức trên biểu diễn hai electron hóa trị chung.
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu?
Gợi ý đáp án
a) Mỗi gạch trong các công thức H-C≡C-H, H2C=CH2và H3C-CH3 biểu diễn hai electron hóa trị chung.
Do đó mỗi C đã đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng; mỗi H đã đủ 2 electron ở lớp ngoài cùng (thõa mãn quy tắc octet).
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H.
Phân tử hydrocarbon có dạng: C3Hx
Số các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là 3 (tức 3 C) ⇒ tổng số electron hoá trị là 3.4 = 12.
Tổng số liên kết đơn giữa các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là: 3 – 1 = 2 ⇒ tổng số electron tham gia tạo liên kết là 2.2 = 4.
Số H tối đa: x = 12 – 4 = 8
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1.000+ -
Phiếu học tập môn Hóa học 10 sách Cánh diều
100+ -
Hoá học 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử
1.000+ 1 -
Hoá học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học
100+ -
Hóa học 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
100+ -
Hóa học 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử
100+ -
Hóa học 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
100+ -
Hóa học 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
100+ -
Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen
100+ -
Hóa học 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid
100+