Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giải Hoá học lớp 10 trang 43 sách Kết nối tri thức
Giải Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 8 giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi mở đầu, bài tập trong SGK bài Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 43, 44 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hóa 10 Bài 8 Kết nối tri thức được biên soạn chính xác, chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh lớp 10 hiểu rõ được nội dung định luật tuần hoàn. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Hóa 10 Bài 8 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi.
Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Mở đầu Hóa học 10 Bài 8
Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất?
Gợi ý đáp án
Định luật tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán tính chất của các chất.
Cho đến ngày nay, định luật tuần hoàn vẫn còn là sợi chỉ dẫn đường và là lý thuyết chủ đạo của hóa học. Trên cơ sở của định luật tuần hoàn, các nguyên tố sau uranium đã được điều chế nhân tạo và được xếp sau uranium trong bảng tuần hoàn.
I. Định luật tuần hoàn
Câu 1
Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn.
Gợi ý đáp án
Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.
II. Ý nghĩa bảng tuần hoàn
Câu 2
Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium.
b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.
Gợi ý đáp án
a) Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2.
Mg có 2 electron lớp ngoài cùng nẳm ở nhóm IIA , là nguyên tố s nên Mg là nguyên tố kim loại.
Oxide cao nhất (MgO) là basic oxide và base tương ứng Mg(OH)2 là base hoạt động yếu.
b) Các nguyên tố lân cận với Mg là Na, Al, Be, Ca.
Trong cùng chu kì 3, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) thì:
Tính kim loại giảm dần theo thứ tự từ Na > Mg > Al.
Trong một nhóm IIA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Be (Z = 4), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20) thì:
Tính kim loại tăng dần theo thứ tự từ Be < Mg < Ca
Câu 3
Potassium là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người. Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.
a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn.
b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium.
Gợi ý đáp án
a) Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.
Cấu hình electron hoàn chỉnh là: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Vị trí potassium thuộc ô số 19, chu kì 4, nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
b) Potassium (K) có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Là kim loại.
Oxide cao nhất (K2O) là basic oxide và base tương ứng (KOH) là base mạnh.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Địa lí 10 Bài 32: Thực hành Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề công nghiệp
1.000+ -
Chuyên đề Nguyên tố nhóm halogen
100+ -
Chuyên đề Tốc độ phản ứng
100+ -
Chuyên đề Năng lượng hóa học
100+ -
Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử
100+ -
Chuyên đề Liên kết hóa học
100+ -
Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
100+ -
Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử
100+ -
Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1.000+ -
Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
1.000+