Hoá học 10 Bài 2: Nguyên tố Hóa học Giải Hoá học lớp 10 trang 17 sách Kết nối tri thức
Giải Hóa 10 Bài 2: Nguyên tố Hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 17, 18, 19, 20 Chương 1.
Hóa 10 bài 2: Nguyên tố Hóa học được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 17 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Hoá 10 Bài 2: Nguyên tố Hóa học
I. Nguyên tố hóa học
Câu 1
Cho các nguyên tử sau: B (Z= 8, A= 16), D (Z= 9, A = 19), E (Z= 8, A= 18), G (Z= 7, A= 15). Trong các nguyên tử trên, các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Gợi ý đáp án
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân
B có Z = 8
D có Z = 9
E có Z = 8
G có Z = 7
Vậy ta xét nguyên tử nào có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân thì sẽ thuộc cùng nguyên tố hóa học
=> Nguyên tử B và E thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (Z = 8)
II. Kí hiệu nguyên tử
Câu 2
Kí hiệu một nguyên tử cho biết những thông tin gì? Cho ví dụ.
Gợi ý đáp án
\(_{Z}^{A}X\) Kí hiệu của một nguyên tử có ta biết:
+ Số đơn vị điện tích hạt nhân hay còn gọi là số hiệu nguyên tử Z
Số hiệu nguyên tử = Số proton = số electron
+ Số khối của nguyên tử A
Số khối = Số neutron + số proton
+ Kí hiệu tên nguyên tố đó X
Ví dụ: \(_{29}^{63}Cu\) cho biết:
+ Nguyên tử đồng có kí hiệu: Cu
+ Số hiệu nguyên tử của đồng bằng 29 = số prtoton = số electron
+ Số khối của đồng = 63 nên số neutron = 63 – 29 = 34
Câu 3
Hãy biểu diễn kí hiệu của một số nguyên tử sau:
a) Nitrogen (số proton = 7 và số neutron = 7).
b) Phosphorus (Số proton = 15 và số neutron = 16).
c) Copper (Số proton = 29 và số neutron = 34).
Gợi ý đáp án
a) Nitrogen (số proton = 7 và số neutron = 7)
Nguyên tử Nitrogen có kí hiệu là N
Nitrogen có số proton là 7:
=> Z = P = 7
Số khối của Nitrogen: A = số proton + số neutron = 7 + 7 = 14
=> Kí hiệu của nguyên tử Nitrogen: \(_{7}^{14}N\)
b) Phosphorus (Số proton = 15 và số neutron = 16)
Nguyên tử Phosphorus có kí hiệu là P
Phosphorus có số proton là 15:
=> Z = P = 15
Số khối của Phosphorus: A = số proton + số neutron = 15 + 16 = 31
=> Kí hiệu của nguyên tử Phosphorus: \(_{15}^{31}P\)
c) Copper (Số proton = 29 và số neutron = 34).
Nguyên tử Copper có kí hiệu là Cu
Copper có số proton là 29:
=> Z = P = 29
Số khối của Copper: A = số proton + số neutron = 29 + 34 = 63
=> Kí hiệu của nguyên tử Copper: \(_{29}^{63}Cu\)
III. Đồng vị
Câu 4
Xác định thành phần nguyên tử (số proton, neutron, electron) của mỗi đồng vị sau:
a) \(_{14}^{28}Si ; \; _{14}^{29}Si ;\, _{14}^{30}Si\)
b) \(_{26}^{54}Fe \; ; _{26}^{56}Fe \; ; _{26}^{57}Fe \; ; _{26}^{58}Fe\)
Gợi ý đáp án
a) \(_{14}^{28}Si ; \; _{14}^{29}Si ;\, _{14}^{30}Si\)
+) \(_{14}^{28}Si\)
Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
=> Z = P = E = 14
Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)
=> N = A – P= 28 - 14 = 14
+) \(\; _{14}^{29}Si\)
Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
=> Z = P = E = 14
Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)
=> N = A – P= 29 - 14 = 15
+) \(\, _{14}^{30}Si\)
Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
=> Z = P = E = 14
Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)
=> N = A – P= 30 - 14 = 19
b) \(_{26}^{54}Fe \; ; _{26}^{56}Fe \; ; _{26}^{57}Fe \; ; _{26}^{58}Fe\)
+) \(_{26}^{54}Fe \;\)
Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
=> Z = P = E = 26
Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)
=> N = A – P= 54 - 26 = 28
+) \(_{26}^{56}Fe \;\)
Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
=> Z = P = E = 26
Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)
=> N = A – P= 56 - 26 = 30
+) \(_{26}^{57}Fe \;\)
Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
=> Z = P = E = 26
Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)
=> N = A – P= 57 - 26 = 31
+) \(_{26}^{58}Fe\)
Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
=> Z = P = E = 26
Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)
=> N = A – P= 58 - 26 = 32
IV. Nguyên tử khối
Câu 5
Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của neon (Ne) được xác định theo phổ khối lượng (Hình 2.4). Tính nguyên tử khối trung bình của Ne
Gợi ý đáp án
Ta có: 20Ne chiếm 90,0%; 21Ne chiếm 1,0%; 22Ne chiếm 9,0%
Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình
=> \(M_{Ne}= \frac{90.20 + 1.21 + 9.22 }{100} = 20,19\)
Vậy nguyên tử khối trung bình của Ne là 20,19
Câu 6
Vì sao trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giá trị nguyên tử khối của chromium (Cr) không phải là số nguyên mà là 51,996?
Gợi ý đáp án
Vì giá trị nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó.
Câu 7



Gợi ý đáp án
Gọi tỉ lệ đồng vị \(_{29}^{63}Cu\) trong tự nhiên là a
Tỉ lệ đồng vị \(_{29}^{65}Cu\) trong tự nhiên là (100 - a)
Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546
=> \(63,546\hspace{0.278em}=\frac{\hspace{0.278em}63.a+\hspace{0.278em}65.(100\hspace{0.278em}-\hspace{0.278em}a)\hspace{0.278em}}{100}\)
=> a% = 72,5%
Vậy phần trăm số nguyên tử đồng vị \(_{29}^{63}Cu\) tồn tại trong tự nhiên là 72,5%
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Địa lí 10 Bài 32: Thực hành Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề công nghiệp
1.000+ -
Chuyên đề Nguyên tố nhóm halogen
100+ -
Chuyên đề Tốc độ phản ứng
100+ -
Chuyên đề Năng lượng hóa học
100+ -
Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử
100+ -
Chuyên đề Liên kết hóa học
100+ -
Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
100+ -
Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử
100+ -
Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1.000+ -
Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
1.000+