Hóa học 10 Bài 11: Liên kết ion Giải Hoá học lớp 10 trang 51 sách Kết nối tri thức
Giải Hóa 10 Bài 11: Liên kết ion là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 51→54 thuộc Chương 3 Hóa 10.
Hóa 10 Bài 11 trang 51→54 sách Kết nối tri thức được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 51→54 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hóa học 10 Bài 11: Liên kết ion
Giải Hóa 10 Bài 11 Liên kết ion trang 51→54
I. Sự tạo thành ion
Câu 1
Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau:
a) Li → Li+ + ?
b) Be → ? + 2e
c) Br + ? → Br–
d) O + 2e → ?
Gợi ý đáp án
a) Li → Li+ + 1e
b) Be → Be2+ + 2e
c) Br + 1e → Br–
d) O + 2e → O2-
Câu 2
Viết cấu hình electron của các ion K+, Mg2+, F-, S2. Mỗi cấu hình đó giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào?
Gợi ý đáp án
Cấu hình electron của K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1.
K → K+ + 1e
⇒ Cấu hình electron của K+ là 1s22s22p63s23p6
Cấu hình electron của K+ giống với khí hiếm Ar.
Cấu hình electron của Mg (Z =12): 1s22s22p63s2.
⇒ Cấu hình electron của Mg2+ là 1s22s22p6.
Mg → Mg2+ + 2e
Cấu hình electron của Mg2+ giống với khí hiếm Ar.
Cấu hình electron của F (Z =9) là 1s22s22p5.
F + 1e → F-
⇒ Cấu hình electron của F– là 1s22s22p6.
Cấu hình electron của F– giống với khí hiếm Ne.
Cấu hình electron của S là 1s22s22p63s23p4.
S + 2e → S2–
⇒ Cấu hình electron của S2– là 1s22s22p63s23p6.
Cấu hình electron của S2– giống với khí hiếm Ar.
Câu 3
Vì sao một ion O2- kết hợp được với hai ion Li+?
Gợi ý đáp án
O + 2e → O2–
Li → Li+ + e
O có xu hướng nhận thêm 2 electron, còn Li có xu hướng nhường 1 electron để đạt tới cấu hình bền vững.
II. Sự tạo thành liên kết ion
Câu 4
Cho các ion Na+, Mg2+, O2-, Cl-. Những ion nào có thể kết hợp với nhau tạo thành liên kết ion?
Gợi ý đáp án
Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
⇒ Các cặp ion có thể kết hợp với nhau để tạo liên kết ion là: Na+ và O2–, Mg2+ và O2–, Na+ và Cl–, Mg2+ và Cl–.
Câu 5
Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong:
a) Calcium oxide.
b) Magnesium chloride.
Gợi ý đáp án
a) Khi kim loại calcium kết hợp với phi kim oxygen, tạo thành các ion Ca2+ và O2–, các ion này có điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
Biểu diễn sự hình thành liên kết ion trong phân tử CaO như sau:
b) Khi kim loại magnesium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Mg2+ và Cl–, các ion này có điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
Biểu diễn sự hình thành liên kết ion trong phân tử MgCl2 như sau:
III. Tinh thể ion
Câu 6
a) Vì sao muối ăn có nhiệt độ nóng chảy cao (801oC)?
b) Hợp chất ion dẫn điện trong trường hợp nào? Vì sao?
Gợi ý đáp án
a) Muối ăn (NaCl) là tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên khó nóng chảy.
b)
Hợp chất tĩnh điện khi các hợp chất tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy.
Vì khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do.
Khi ở trạng thái nóng chảy, các ion có thể chuyển động khá tự do.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Địa lí 10 Bài 32: Thực hành Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề công nghiệp
1.000+ -
Chuyên đề Nguyên tố nhóm halogen
100+ -
Chuyên đề Tốc độ phản ứng
100+ -
Chuyên đề Năng lượng hóa học
100+ -
Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử
100+ -
Chuyên đề Liên kết hóa học
100+ -
Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
100+ -
Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử
100+ -
Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1.000+ -
Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
1.000+