Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Địa lí sở GD&ĐT Nghệ An 48 Đề thi thử tốt nghiệp năm 2025 môn Địa lý (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí sở GD&ĐT Nghệ An gồm 48 mã đề khác nhau giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.

TOP 48 Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Địa lí sở GD&ĐT Nghệ An là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Ngoài ra để ôn luyện kiến thức thi THPT các bạn xem thêm: đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Địa lí trường THPT Lê Quý Đôn, đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Địa lí trường THPT chuyên Phan Bội Châu, đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Địa lí Sở GD&ĐT Bắc Ninh.

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí sở GD&ĐT Nghệ An 

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

 

KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ

LỚP 12, NĂM HỌC 2024 - 2025 (Đợt 1)

Môn thi: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hạn chế nào sau đây là chủ yếu đối với việc phát triển ngành thủy sản của nước ta hiện nay?

A. Phương tiện ít được đầu tư, chỉ tập trung khai thác gần bờ.
B. Thị trường còn biến động, chế biến chưa đáp ứng yêu cầu.
C. Sản phẩm chưa phong phú, khả năng cạnh tranh còn thấp.
D. Thiếu lao động có trình độ cao, nguồn lợi đang bị suy giảm.

Câu 2. Đô thị nào sau đây của nước ta là đô thị đặc biệt?

A. Cần Thơ.
B. Hải Phòng.
C. Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Đà Nẵng.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng về tài nguyên khoáng sản biển nước ta?

A. Vùng biển có tiềm năng lớn về băng cháy.
B. Phần lớn tập trung ở vùng biển phía bắc.
C. Vùng thềm lục địa có tiềm năng dầu khí.
D. Ven biển có thuận lợi cho sản xuất muối.

Câu 4. Cơ cấu theo ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng nông nghiệp.
B. tăng tỉ trọng công nghiệp.
C. giảm tỉ trọng thủy sản.
D. giảm tỉ trọng dịch vụ.

Câu 5. Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta năm 2018 và năm 2022

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2023, Nxb Thống kê, 2024)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Năm 2022, tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu 1,6%.
B. Tỉ trọng xuất khẩu tăng, tỉ trọng nhập khẩu giảm.
C. Năm 2018, tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu 2%.
D. Năm 2018 nhập siêu, năm 2022 xuất siêu.

Câu 6. Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do

A. đầu tư vào công nghệ chế biến sâu, nhu cầu thị trường giảm, ít lao động.
B. có nhiều vật liệu mới thay thế, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu lao động.
C. tái cơ cấu ngành công nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp, tài nguyên suy giảm.
D. tác động tiêu cực đến môi trường, thị trường biến động, vốn đầu tư giảm.

Câu 7. Thế mạnh nào sau đây không phải của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Cơ sở hạ tầng hiện đại, hoàn thiện nhất cả nước.
B. Quỹ đất nông nghiệp lớn, nguồn nước dồi dào.
C. Vùng biển rộng, tài nguyên sinh vật giàu có.
D. Lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa nước.

Câu 8. Tây Nguyên có các sản phẩm du lịch đặc trưng nào sau đây?

A. Du lịch sinh thái biển, đảo.
B. Du lịch sinh thái, văn hóa.
C. Du lịch sông nước, MICE.
D. Du lịch quần đảo, cộng đồng.

Câu 9. Thế mạnh tự nhiên để phát triển ngành khai thác hải sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là có

A. nắng ấm quanh năm, bãi biển đẹp.
B. nhiều ao hồ, vũng vịnh kín gió.
C. bờ biển dài, các bãi cát ven biển.
D. vùng biển rộng, các ngư trường.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm làng nghề của nước ta?

A. Có cơ cấu ngành khá đa dạng.
B. Phần lớn phục vụ xuất khẩu.
C. Chỉ sử dụng lao động trình độ cao.
D. Phân bố đều ở trên cả nước.

Câu 11. Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất thủy sản lớn nhất nước ta chủ yếu do

A. trữ lượng hải sản lớn, nhiều rừng ngập mặn, khí hậu cận xích đạo.
B. diện tích mặt nước lớn, vùng biển rộng, có ngư trường trọng điểm.
C. ít chịu ảnh hưởng thiên tai, sông ngòi dày đặc, diện tích rộng lớn.
D. diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, nguồn lợi hải sản phong phú.

Câu 12. Trung du và miền núi Bắc Bộ đứng đầu cả nước về diện tích cây công nghiệp nào sau đây?

A. Cây chè.
B. Cây hồ tiêu.
C. Cây cà phê.
D. Cây cao su.

Câu 13. Tỉnh nào sau đây của nước ta thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Đồng Nai.
B. Quảng Ngãi.
C. Bình Thuận.
D. Hà Tĩnh.

Câu 14. Cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta hiện nay là các loại cây

A. nhiệt đới.
B. cận nhiệt.
C. ôn đới.
D. hàn đới.

Câu 15. Biện pháp nào sau đây để hạn chế ô nhiễm nguồn nước ở nước ta?

A. Kiểm soát xả thải.
B. Phòng chống bão.
C. Thay đổi cây trồng.
D. Tăng khai thác rừng.

Câu 16. Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

A. Cân bằng ẩm luôn dương.
B. Số giờ nắng trong năm nhiều.
C. Nhiệt độ trung bình năm thấp.
D. Độ ẩm không khí rất cao.

Câu 17. Ở miền núi nước ta, địa hình bị chia cắt mạnh chủ yếu do tác động của các nhân tố

A. chế độ mưa, dòng chảy sông ngòi và lớp phủ thực vật.
B. nhiều hẻm vực, tầng đất mỏng và mất lớp phủ thực vật.
C. mưa tập trung theo mùa, độ dốc địa hình và nhiệt độ cao.
D. các loại gió hoạt động theo mùa, mưa nhiều, độ dốc lớn.

Câu 18. Hạn chế của dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là

A. cơ cấu dân số vàn
B. quy mô dân số giảm.
C. phân bố không đồng đều.
D. tỉ lệ xuất cư lớn.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Đông Nam Bộ đã khai thác các tiềm năng sẵn có để phát triển đa dạng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Nhiều sản phẩm cây công nghiệp của vùng đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản nước ta như cao su, điều, hồ tiêu.... Chăn nuôi ở Đông Nam Bộ đang phát triển theo hướng công nghiệp. Sản lượng khai thác thuỷ sản của vùng ngày càng tăng, nuôi trồng thuỷ sản cũng được chú trọng…. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cũng đặt ra những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững.

a) Tỉnh Đồng Nai chiếm hơn 90% sản lượng khai thác thuỷ sản của toàn vùng.
b) Cây công nghiệp chủ lực của vùng có nguồn gốc nhiệt đới.
c) Nhu cầu thị trường, tiến bộ khoa học kĩ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi của vùng phát triển theo hướng công nghiệp.
d) Ứng dụng công nghệ cao để khai thác tối đa nguồn tài nguyên tự nhiên là biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Câu 2. Cho thông tin sau:

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Ở nước ta có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nhưng phổ biến là khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp, mỗi hình thức có quy mô và đặc điểm riêng.

a) Khu công nghiệp là khu vực có dân cư sinh sống, các xí nghiệp công nghiệp có sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
b) Trung tâm công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn.
c) Tổ chức lãnh thổ công nghiệp góp phần đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
d) Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp chủ yếu do vị trí địa lí thuận lợi, địa hình bằng phẳng, dân số đông.

Câu 3. Cho thông tin sau:

Thiên nhiên của nước ta có sự phân hoá đa dạng. Vùng núi cao Tây Bắc có sự phân hoá thành ba đai cao, ở độ cao 2600 m trở lên nhiệt độ trung bình hạ thấp, vào mùa đông trên một số đỉnh núi xuất hiện tuyết rơi. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông đến muộn, kết thúc sớm. Giữa vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ có sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô rõ rệt.

a) Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao và theo hướng bắc - nam.
b) Ba đai cao ở vùng núi Tây Bắc là nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo gió mùa và ôn đới gió mùa.
c) Từ tháng 5 đến tháng 7, Tây Nguyên có mưa nhiều, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ lại khô nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam kết hợp địa hình.
d) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh kéo dài hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình thái và cấu trúc địa hình.

.......

Tải file về để xem nội dung đề thi

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lý

Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ đáp án đề thi

Liên kết tải về
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm