Chia đơn thức cho đơn thức: Lý thuyết & bài tập Toán lớp 8
Chia đơn thức cho đơn thức tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quy tắc chia, ví dụ minh họa kèm theo các dạng bài tập có đáp án giải chi tiết kèm theo bài tự luyện với nhiều mức độ khác nhau.
Chia đơn thức cho đơn thức là một trong những bài toán cơ bản trong chương trình lớp 8 hiện hành. Chính vì thế qua bài học hôm nay mà Eballsviet.com giới thiệu sẽ giúp các bạn học sinh tham khảo, hệ thống lại kiến thức để giải nhanh các bài tập đại số. Ngoài ra để nâng cao kiến thức môn Toán 8 thật tốt các bạn xem thêm một số tài liệu như: tìm giá trị lớn nhất giá trị nhỏ nhất của biểu thức, bài tập về Bình phương của một tổng, bài tập hiệu hai bình phương.
Chia đơn thức cho đơn thức
1. Đơn thức chia hết cho đơn thức
Với A và B là hai đơn thức, B ≠ 0. Ta nói A chia hết cho B nếu tìm được một đơn thức Q sao cho A = B . Q
Kí hiệu: Q = A : B =\(\dfrac{A}{B}\)
2. Qui tắc chia đơn thức cho đơn thức
Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:
- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
- Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.
- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
3. Một số dạng toán cơ bản
- Dạng 1: Thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức
- Phương pháp:
Sử dụng quy tắc chia đơn thức cho đơn thức để thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức.
Ví dụ: Thực hiện phép tính:
\(\begin{array}{l}
6{x^3}{y^2}z:\left( { - 3xyz} \right)\\
= \left[ {6:\left( { - 3} \right)} \right].\left( {{x^3}:x} \right).\left( {{y^2}:y} \right).\left( {z:z} \right)\\
= - 2.{x^{3 - 1}}.{y^{2 - 1}}.1\\
= - 2{x^2}y
\end{array}\)
- Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức tại \(x = {x_0}\)
- Phương pháp:
Thay \(x = {x_0}\) vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
Nếu biểu thức có nhiều biến thì ta thay lần lượt từng biến theo giả thiết.
Ví dụ:
Tính giá trị của biểu thức \(A = 16{x^4}{y^3}:\left( { - 8{x^3}{y^2}} \right)\) biết x = 2;y = 5.
Ta có:
\(\begin{array}{l}
A = 16{x^4}{y^3}:\left( { - 8{x^3}{y^2}} \right)\\
= \left( {16:\left( { - 8} \right)} \right).\left( {{x^4}:{x^3}} \right).\left( {{y^3}:{y^2}} \right)\\
= - 2.x.y
\end{array}\)
Với x = 2;y = 5 ta có: A = - 2.2.5 = - 20
- Dạng 3: Tìm m để phép tính chia cho trước là phép chia hết.
Phương pháp:
Sử dụng nhận xét: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ nhỏ hơn hoặc bằng số mũ của nó trong A .
Ví dụ: Tìm \(n \in \mathbb{N}^*\) để giá trị của biểu thức
\(A = 16{x^3}{y^{n + 1}}\) chia hết cho
\(B = 8{x^{n + 2}}{y^2}\)
Ta có:
Để A = \(16{x^3}{y^{n + 1}}\) chia hết cho
\(B = 8{x^{n + 2}}{y^2}\) thì
\(\left\{ \begin{array}{l}n \in \mathbb{N}^*\\n + 2 \le 3\\n + 1 \ge 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}n \in \mathbb{N}^*\\n \le 1\\n \ge 1\end{array} \right. \Leftrightarrow n = 1\)
4. Ví dụ minh họa chia đơn thức cho đơn thức
Ví dụ 1: \(5{x^2}{y^4}:10{x^2}y\)
5 x 2 y 4 : 10 x 2 y
= ( 5 : 10 ) . ( x 2 : x 2 ) . ( y 4 : y )
\(= \dfrac{5}{{10}}.1.{y^{4 - 1}}= \dfrac{1}{2}{y^3}\)
Ví dụ 2: \(\dfrac{3}{4}{x^3}{y^3}:\left( { - \dfrac{1}{2}{x^2}{y^2}} \right)\)
\(= \left[ {\dfrac{3}{4}:\left( { - \dfrac{1}{2}} \right)} \right].\left( {{x^3}:{x^2}} \right).\left( {{y^3}:{y^2}} \right)\)
\(= \dfrac{3}{4}.\left( { - \dfrac{2}{1}} \right).{x^{3 - 2}}.{y^{3 - 2}} = - \dfrac{3}{2}xy\)
Ví dụ 3: \({( - xy)^{10}}:{( - xy)^5}\)
\({( - xy)^{10}}:{( - xy)^5}\)
\((-xy)^{10}:(-xy)^5=(-xy)^{10-5}=(-xy)^5=-x^5y^5\)
Ví dụ 4
Tính giá trị của biểu thức 15x4y3z2 : 5xy2z2 với x = 2, y = -10, z = 2004
15x4y3z2 : 5xy2z2 với x = 2, y = -10, z = 200
Ta có 15x4y3z2 : 5xy2z2 = 3 . x4 – 1 . y3 – 2 . z2 – 2 = 3x3y
Tại x = 2, y = -10, z = 2004
Ta được: 3 . 23(-10) = 3 . 8 . (-10) = -240.
5. Bài tập chia đơn thức cho đơn thức có đáp án
Bài 1: Chọn câu đúng
A. 24x4y3 : 12x3y3 = 2xy
B. 18x6y5 : (-9x3y3) = 2x3y2
C. 40x5y2 : (-2x4y2) = -20x
D. 9a3b4x4 : 3a2b2x2 = 3ab3x2
Lời giải
Ta có
+) 24x4y3 : 12x3y3 = (24 : 12).(x4 : x3).(y3 : y3) = 2x nen A sai
+) 18x6y5 : (-9x3y3) = (18 : (-9)).(x6 : x3).(y5 : y3 = -2x3y2 nên B sai
+) 40x5y2 : (-2x4y2) = (40 : (-2)).(x5 : x4).(y2 : y2) = -20x nên C đúng
+) 9a3b4x4 : 3a2b2x2 = (9 : 3).(a3 : a2).(b4 : b2).(x4 : x2) = 3ab2x2 nên D sai
Đáp án cần chọn là: C
Bài 2: Kết quả của phép tính ( - 3 )6:( - 2 )3 là ?
A. 729/8
B. 243/8
C. -729/8
D. -243/8
Lời giải:
Ta có: ( - 3 )6:( - 2 )3 = 36:( - 23 ) = 729:( - 8 ) = - 729/8.
Chọn đáp án C.
Bài 3: Giá trị của biểu thức A = ( xy2 )3:( xy )3 tại x= -1, y =1 là ?
A. A= -1
B. A= 1
C. A= 0
D. A= 2
Lời giải:
Ta có A = ( xy2 )3:( xy )3 = ( x3y6 ):( x3y3 ) = y3.
Với x= -1, y =1 ta có A = 13 = 1.
Chọn đáp án B.
Bài 4: Rút gọn biểu thức: A = 210 : (-2)5.
A. 32
B. – 32
C. – 4
D. 4
Lời giải:
Ta có: (-2)5 = (-1.2)5 = (-1)5. 25 = -25
Do đó: A = 210 : (-25) = 210 : (-25) = -210 – 5 = -25 = -32
Chọn đáp án B
Bài 5: Tính (-7)20 : (-7)18
A. 49
B. –49
C. – 14
D. 14
Lời giải:
Ta có: (-7)20 : (-7)18 = (-7)20 – 18 = (-7)2 = 49
Chọn đáp án A
Bài 6: Tính x17 : (-x)8
A. –x8
B. x11
C. –x9
D. x9
Lời giải:
Ta có: (-x)8 = (-1.x)8 = (-1)8.x8 = x8
Do đó x17 : (-x)8 = x17 : x8 = x9
Chọn đáp án D
6. Bài tập tự luyện chia đơn thức cho đơn thức
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a, \(3.9^{16}: 27^{6}\)
b, \(\left(\frac{4}{5}\right)^{128}:\left(\frac{64}{125}\right)^{36}\)
c, \(\frac{9^{50} \cdot 125^{3} \cdot 16^{4} \cdot 49^{2}}{3^{75} \cdot 50^{4} \cdot 21^{4}}\)
Bài 2: Thực hiện phép tính:
a,\(\frac{15}{2} x y^{2}: \frac{2}{3} x y+16 x^{3} y^{4}:(-2 x y)\)
b, \(15 x^{4} y^{2}: 3 x^{2} y+\frac{4}{3} x^{2} y^{7}: \frac{8}{15} y^{6}\)
с, \(18 x^{m} y^{7}:(-25) x^{m} y^{6}+24 x^{2 m+3} y^{4}: 12 x^{2 m} y^{3},\) với m ∈ N
d, \(46(x-y)^{n+2}: 22(x-y)^{n}+18(x-y)^{3 n+4}: 26(x-y)^{2 n-3}\) với n ∈ N ;
\(x \neq y\)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Chia đa thức cho đa thức: Lý thuyết & bài tập
10.000+ -
Bài tập các trường hợp đồng dạng của tam giác
100.000+ -
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8
10.000+ -
Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán cấp Tỉnh, TP (Có đáp án)
10.000+ -
Bài tập toán về phân thức đại số lớp 8
10.000+ -
Bài toán thực tế lớp 8
10.000+ -
Bài tập Tết môn Toán lớp 8 năm 2024 - 2025 (Có đáp án)
5.000+ -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 8 cấp huyện
100.000+ 5 -
Bài tập hằng đẳng thức lớp 8
100.000+ 18 -
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp tách hạng tử
5.000+