Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học lớp 12 (Cấu trúc mới, ma trận)

Đề thi học kì 2 Sinh học 12 năm 2025 gồm 3 đề có ma trận đề kiểm tra giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

Đề thi cuối kì 2 Sinh học 12 năm 2025 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức được biên soạn theo Công văn 7991 với cấu trúc đề gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận chưa có đáp án. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học 12 sẽ giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Bên cạnh đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 12.

Bộ đề thi học kì 2 Sinh học 12 năm 2025 (Có đáp án)

1. Đề thi học kì 2 Sinh học 12 Cánh diều năm 2025

1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Sinh học 12

SỞ GD & ĐT …..

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: SINH HỌC - Khối: 12

Thời gian làm bài: 50 phút

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, thể song nhị bội là

A. AABB.
B. AAAA.
C. BBBB
D. AB.

Câu 2. Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế phiên mã ngược?

A. DNA → RNA
B. RNA → DNA.
C. RNA → protein.
D. DNA → DNA.

Câu 3. Trong quá trình tái bản DNA, Guanine dạng hiếm (G*) bắt đôi với nucleotide nào sau đây có thể gây nên đột biến gene?

A. Adenine.
B. Thymine.
C. Cytosine.
D. Guanine.

Câu 4. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon lac ở E.coli, khi môi trường không có lactose thì protein ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

A. liên kết vào vùng khởi động.
B. liên kết vào gene điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành.
D. liên kết vào vùng mã hóa.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Trong hai cây phát sinh chủng loại trong hình dưới đây, các chữ cái (A - F) đại diện cho các loài.

Câu 5: Hai loài nào được biểu thị cùng 1 chi trong Cây 2 nhưng không được biểu thị là loài cùng 1 chi trong Cây 1?

A. A và B.
B. B và C.
C. C và D.
D. D và E.

Câu 6. Ở Cây 2, loài có họ hàng gần gũi nhất với loài D là loài

A. Loài E.
B. Loài C.
C. Loài A.
D. Loài F.

Câu 7. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên có đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ làm thay đổi tần số allele trội của quần thể có kích thước lớn.
B. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele có lợi hoặc có hại ra khỏi quần thể.
C. Luôn làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể theo thời gian.
D. Làm thay đổi tần số allele của quần thể theo một hướng xác định.

Câu 8. Nhân tố tiến hoá nào sau đây không làm thay đổi tần số allele qua các thế hệ?

A. Đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Dòng gene.
D. phiêu bạt di truyền.

,.............

Nội dung đề thi có đầy đủ trong file tải về

1.2 Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 12

Năng lực

Cấp độ tư duy

 

PHẦN I

PHẦN II

PHẦN III

 

Biết

Hiểu

Vận dụng

Biết

Hiểu

Vận dụng

Biết

Hiểu

Vận dụng

1. Nhận thức sinh học

10

2

2

1

4

 

2

1

 

2. Tìm hiểu thế giới sống

 

1

1

2

8

1

 

1

1

3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học

 

1

1

 

 

 

1

 

 

Tổng

10

4

4

3

12

1

3

2

1

 

45%

40%

15%

...............

Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ nội dung đề thi

 2. Đề thi học kì 2 Sinh học 12 Kết nối tri thức năm 2025

...............

Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ nội dung đề thi

3. Đề thi học kì 2 Sinh học 12 Chân trời sáng tạo năm 2025

3.1 Đề thi cuối kì 2 Sinh học 12 

SỞ GD & ĐT …. .

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: SINH HỌC - Khối: 12

Thời gian làm bài: 50 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. Tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. Giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

Câu 2: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6℃ và 42℃. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6℃ đến 42℃ được gọi là

A. Khoảng thuận lợi.
B. Khoảng gây chết.
C. Khoảng chống chịu.
D. Giới hạn sinh thái.

Câu 3: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là

A. Biến động số lượng.
B. Biến động cấu trúc.
C. Biến động di truyền.
D. Biến động kích thước.

Câu 4: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là

A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
C. Duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. Làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

Câu 5: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh.
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 6: Loài người hình thành vào kỉ

A. Đệ tam
B. Đệ tứ
C. Jura
D. Tam điệp

Câu 7: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

A. Cá cóc
B. Cây cọ
C. Cây sim
D. Bọ que

Câu 8: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ

A. Hợp tác
B. Cạnh tranh
C. Hội sinh
D. Ức chế - cảm nhiễm

Câu 9: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

A. Tăng dần đều.
B. Đường cong chữ J.
C. Giảm dần đều.
D. Đường cong chữ S.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.
B. Mối quan hệ vật chủ- vật kí sinh là sựbiến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

Câu 11: Hai loài chim sâu và chim ăn hạt cùng sống trên một tán cây. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Loài chim sâu có ổ sinh thái lớn hơn loài chim ăn hạt.
B. Hai loài có cùng ổ sinh thái nhưng khác nơi ở.
C. Hai loài có cùng nơi ở nhưng thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
D. Hai loài có cùng nơi ở và ổ sinh thái trùng nhau.

Câu 12: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

A. Mật độ cá thể.
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
C. Tỉ lệ giới tính.
D. Độ đa dạng về loài.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI

Câu 1: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, xét các phát biểu sau?

a) Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật.
b) Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.
c) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
d) Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

. . . . . . . . . .

Nội dung đề thi vẫn còn mời các bạn tải file về để xem đầy đủ

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 12

. . . . . . . . . . . . . . . .

Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ đáp án đề thi

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm