Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 môn Sinh học 12 sách Cánh diều, CTST (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 12 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 2 sách Chân trời sáng tạo và Cánh diều tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm kèm theo lý thuyết cần ghi nhớ.
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 12 được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình học kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 12 Cánh diều mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 12.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 12 năm 2025 (Cấu trúc mới)
- 1. Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 12 Cánh diều
- 2. Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
1. Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 12 Cánh diều
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB
PHÂN BỐ CÂU HỎI
- Gồm: Di truyền phân tử (2đ);
- Di truyền NST (2đ);
- Di truyền người và di truyền quần thể (1đ);
- Tiến hóa (1đ); Sinh thái (4đ)
CHƯƠNG IV. DI TRUYỀN QUẦN THỂ
1. Khái niệm quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực địa lí, ở cùng một thời điểm, có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con hữu thụ.
2. Các đặc trưng di truyền của quần thể
- Vốn gene là tập hợp các loại allele của tất cả các gene trong mọi cá thể của một quần thể tại một thời điểm xác định.
- Các đặc trưng di truyền của quần thể gồm: Tần số allele và Tần số kiểu gene
3. Phân biệt cấu trúc di truyền quần thể
|
TỰ PHỐI |
NGẪU PHỐI |
Khái niệm |
Là quần thể tự thụ phấn (Thực vật) và quần thể giao phối gần (động vật) - là quần thể mà các cá thể có quan hệ họ hàng gần gũi (kiểu gene giống nhau hoặc gần giống nhau) giao phối với nhau. |
là quần thể có các cá thể giao phối với nhau một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. |
Đặc điểm di truyền |
- Độ đa dạng di truyền kém, quần thể khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường. - Tần số allele không thay đổi. - Tần số kiểu gene dị hợp giảm dần, tần số kiểu gene đồng hợp tăng dần qua các thế hệ. Aa = (½)n ; AA = aa = [(1 – (½)n]/2 |
+ Thường rất đa dạng về mặt di truyền. + Tần số allele và tần số kiểu gene không thay đổi qua các thế hệ fA = p; fa = q trong đó (p + q = 1) |
Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt cấu trúc di truyền cân bằng Hardy – Weinberg: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 Điều kiện: kích thước đủ lớn, quần thể ngẫu phối, không xảy ra đột biến, không có di nhập gene và không chịu tác động CLTN |
||
Ứng dụng |
Trong lai tạo các giống cây trồng thuần chủng (tự thụ phấn) hoặc nghiên cứu các quần thể nhỏ, ít cá thể như ở động vật quý hiếm. |
Nghiên cứu quần thể lớn, tính tần số allele và kiểu gen trong điều kiện lý tưởng; trong chọn giống để duy trì quần thể có tính đa dạng di truyền cao. |
,...............
B. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (TNKQ)
Phần I. Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
Câu 1. Vốn gene của quần thể là tập hợp tất cả
A. kiểu gene của tất cả các gene.
B. kiểu hình của tất cả các gene.
C. các allele của tất cả các gene.
D. các dạng đột biến của tất cả các gene.
Câu 2. Đặc trưng di truyền của quần thể bao gồm
A. vốn gene và tần số kiểu gene.
B. tần số allele và tần số kiểu gene.
C. tần số allele và số loại kiểu gene.
D. vốn gene và tần số allele.
Câu 3. Tần số allele của một gene là
A. tỉ lệ giữa số lượng của một allele với tổng số lượng tất cả gene trong quần thể.
B. tỉ lệ giữa số lượng của một allele với tổng số lượng tất cả các allele trong quần thể.
C. tỉ lệ giữa số lượng của một allele với tổng số lượng tất cả các allele của gene đó trong quần thể.
D. tỉ lệ giữa số lượng của một allele với tổng số lượng tất cả các loại allele trong quần thể.
Câu 4. Tần số kiểu gene là
A. tỉ lệ giữa số cá thể có cùng kiểu gene với cá thể mag kiểu gene khác trong quần thể.
B. tỉ lệ giữa số cá thể có cùng kiểu gene với tổng số cá thể trong loài.
C. tỉ lệ giữa số cá thể có cùng kiểu gene khác nhau với tổng số cá thể trong quần thể.
D. tỉ lệ giữa số cá thể có cùng kiểu gene với tổng số cá thể trong quần thể.
Câu 5. Theo định luật Hardy - Weinberg, để quần thể cân bằng di truyền không bao gồm điều kiện nào?
A. Quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B. Kích thước quần thể đủ lớn.
C. Quần thể không bị cách li với các quần thể khác.
D. Không có đột biến xảy ra.
.........
Tải file tài liệu để xem trọn bộ Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 12 Cánh diều
2. Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT…… BỘ MÔN: SINH HỌC |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: SINH KHỐI 12 |
Phần I. Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
Câu 1. Phép lai hữu tính không phải là:
A. Lai xa.
B. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
C. Lai thuận nghịch.
D. Lai tế bào.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Di truyền gen ngoài nhân là kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
B. Di truyền gen ngoài nhân là các tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
C. Di truyền gen ngoài nhân là các tỉnh trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền Mendel và mở rộng.
D. Di truyền gen ngoài nhân là có hiện tượng di truyền không đồng nhất.
Câu 3. Vi khuẩn E.coli là thành tựu của:
A. công nghệ gene.
B. gây đột biến.
C. lai hữu tính.
D. nhân bản vô tính.
Câu 4. Vốn gene của quần thể là tập hợp tất cả các
A. kiểu gene trong quần thể.
B. gene trong một cá thể.
C. allele có trong quần thể.
D. allele của một gene trong quần thể.
Câu 5. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene nhưng có màu hoa khác nhau tùy thuộc vào
A. nhiệt độ môi trường.
B. cường độ ánh sáng.
C. hàm lượng phân bón.
D. độ pH của đất.
Câu 6. Trong kĩ thuật chuyển gene vào vi khuẩn E.coli, để nhận biết tế bào chứa DNA tái tổ hợp hay chưa, các nhà khoa học phải chọn thể truyền có
A. gene ngoài nhân.
B. gene cần chuyển.
C. gene đánh dấu.
D. gene điều hòa.
Câu 7. Ở người, allele A quy định có tính kháng nguyên Xg trên bề mặt hồng cầu là trội hoàn toàn so với allele a quy định không có tính kháng nguyên Xg; allele B quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với allele b quy định bệnh da vảy. Hai gene này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và cách nhau 10 cM. Một người phụ nữ (H) có kháng nguyên Xg và da bình thường lấy một người đàn ông không có kháng nguyên Xg và bệnh da vảy sinh ra một người con gái (M) có kháng nguyên Xg và da bình thường. (M) kết hôn với chồng (N) không có kháng nguyên Xg và da bình thường. Theo lí thuyết, những phát biểu nào sau đây về hai tính trạng này là đúng?
I. Kiểu gene của người (H) và người (M) chắc chắn khác nhau.
II. Cặp vợ chồng (M) – (N) không thể sinh con trai có tính kháng nguyên Xg và bệnh da vảy.
III. Trong quần thể có tối đa 14 loại kiểu gene về hai tính trạng này.
IV. Người con gái (M) có thể tạo ra loại giao tử XaB chiếm tỉ lệ 5%.
A. III và IV.
B. II và IV.
C. I và II.
D. II và III.
Câu 8. Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ quần thể.
B. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
D. tần số allele và tần số kiểu gene.
Câu 9. Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Kiểu gene quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước các điều kiện môi trường khác nhau.
B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác kiểu gene và môi trường.
C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gene mà không phụ thuộc vào môi trường.
D. Bố mẹ không truyền đạt cho con kiểu hình có sẵn mà di truyền kiểu gen quy định mức phản ứng.
Câu 10. Trong kĩ thuật chuyển gene, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gene đánh dấu để
A. tạo điều kiện cho enzyme ligase hoạt động tốt hơn.
B. dễ dàng chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. giúp enzyme restrictase nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
D. nhận biết các tế bào đã nhận được DNA tái tổ hợp.
Câu 11. Khi nói về gene ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gene ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
B. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. Các gene ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào.
D. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
Câu 12. Một thai nhi bị nghi ngờ mắc một chứng rối loạn nghiêm trọng, có thể phát hiện được về mặt sinh hóa trong tế bào của thai nhi. Phương pháp nào sau đây là hợp lí nhất để xác định thai nhi có mắc căn bệnh này hay không?
A. Xây dựng kiểu nhân của các tế bào soma của thai phụ.
B. Giải trình tự gene của người bố.
C. Siêu âm thai nhi để chẩn đoán.
D. Chọc dịch ối hoặc sinh thiết gai rau.
Câu 13. Trong thực tiễn sản xuất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng?
A. Vì điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gene nên có mức phản ứng giống nhau.
B. Vì điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hóa, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị giảm.
C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hóa, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị sụt giảm.
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.
Câu 14. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử trội, tăng gần kiểu gene đồng hợp tử lặn.
B. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gene đồng hợp tử trội.
C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử.
D. Tăng dần kiểu gene đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ dị hợp tử.
Câu 15. Tạo động vật và thực vật biến đổi gene đều dựa trên công nghệ nào?
A. Công nghệ tế bào.
B. Công nghệ DNA tái tổ hợp.
C. Công nghệ enzyme.
D. Công nghệ giải trình tự gene.
..............
Tải file tài liệu để xem đầy đủ đề cương
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Đề thi học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+ -
Đề thi học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
100+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
50.000+ -
Đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
50.000+ -
Đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+ -
Đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
100+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 12 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
100+