Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 11 (Cấu trúc mới)

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2025 gồm 2 đề kiểm tra chưa có đáp án, giúp quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 2 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo gồm 1 đề được biên soạn theo cấu trúc hoàn toàn mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận chưa có đáp án và 1 đề theo cấu trúc cũ. Hi vọng qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT..........

TRƯỜNG THPT........

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025

MÔN: GDKT&PL LỚP 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây ? .

A. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn.
B. Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh.
C. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
D. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.

Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
C. Hỗ trợ người già neo đơn
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc

Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về

A. tập tục.
B. quyền.
C. trách nhiệm.
D. nghĩa vụ.

Câu 4: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng

A. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.
C. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
D. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.

Câu 6: Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó là nội dung của khái niệm

A. Phúc lợi xã hội.
B. An sinh xã hội.
C. Bảo hiểm xã hội.
D. Bình đăng giới.

Câu 7: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm – là thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Giáo dục.
D. Lao động.

Câu 8: Ở nước ta hiện nay, nam nữ bình đẳng trong về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức là thể hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế
D. gia đình.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?

A. Từ chối giải quyết khiếu nại chính đáng 
B. Tuyên truyền hướng dẫn công tác bầu cử.
C. Từ chối tiếp nhận đơn tố cáo nặc danh.
D. Gửi giấy mời tham dự cuộc họp thôn.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị không thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được

A. bầu cử đại biểu quốc hội.
B. bảo tồn chữ viết của dân tộc mình.
C. ứng cử đại biểu Quốc hội.
D. tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền

A. tham gia phát triển du lịch cộng
B. hỗ trợ chi phí học tập đại học.
C. khám chữa bệnh theo quy định .
D. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không vi phạm quyền các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục?

A. Gian lận hưởng chế độ ưu tiên học sinh dân tộc.
B. Làm sai chế độ học bổng cho học sinh dân tộc .
C. Tài trợ kinh phí xây dựng trường dân tộc nội trú.
D. Từ chối tiếp nhận sinh viên dân tộc cử tuyển.

PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Anh V là người tỉnh A đã theo học nghề làm gốm sứ tại làng nghề gốm truyền thống thuộc tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động của tỉnh B vào làm việc, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Trong quá trình sản xuất, anh V luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nộp thuế và bảo vệ môi trường. Nhờ đó công việc kinh doanh của anh V ngày càng phát triển và mang lại thu nhập ổn định. Sự lớn mạnh không ngừng từ xưởng sản xuất gốm do anh V làn chủ đã khiến cho một số xưởng sản xuất khác trên địa bàn gặp khó khăn, một số chủ do không có khả năng cạnh tranh đã phải chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên trong một lần cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất đã phát hiện anh V vi phạm quy định về sử dụng lao động nên đã tiến hành xử phạt và yêu cầu anh khắc phục để tiếp tục hoạt động.

A. Anh V được thực hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực kinh tế.
B. Chấp hành tốt việc nộp thuế và bảo vệ môi trường là bình đẳng về nghĩa vụ .
C. Một số xưởng sản xuất phải chuyển đổi kinh doanh là do anh V cạnh tranh không lành mạnh.
D. Anh B bị xử phạt vì vi phạm sử dụng lao động là bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Điều 35 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. Nền tảng của việc lựa chọn ngành, nghề, việc làm là được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành, nghề đặc thù có quy định điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về năng lực của thí sinh thể hiện qua điểm thi, không phân biệt giới tính của thí sinh ứng tuyển. Qua đó, nam, nữ đều có cơ hội ngang nhau trong việc lựa chọn học tập những ngành nghề, lĩnh lực phù hợp với sở thích, khả năng, năng khiếu của bản thân.

A. Thông tin trên thể hiện nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
B. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc là bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
C. Mọi cơ sở giáo dục đều phải tiếp nhận thí sinh vào học nghề và giải quyết việc làm cho các thí sinh sau ra trường.
D. Công dân được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm là thể hiện nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm