Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 11 (Cấu trúc mới, có đáp án)
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2024 - 2025 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình.
TOP 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 11 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 11 được biên soạn theo cấu trúc hoàn toàn mới gồm tự luận và trắc nghiệm khác quan (lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn). Hi vọng qua đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề thi cho các bạn học sinh của mình theo Công văn 7991 của Bộ GD&ĐT.
Lưu ý: Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức chưa có đáp án. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian tới.
Bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2025 (Cấu trúc mới)
- 1. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều
- 2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức
1. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều
1.1 Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 11
TRƯỜNG THPT……. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ 11 |
PHẦN I. Trắc nghiệm (3 Điểm)
Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 12. Mỗi Câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài do Việt Nam có
A. vị trí địa lí chiến lược.
B. trình độ dân trí thấp.
C.vị trí địa lí đặc biệt.
D. nền kinh tế nghèo đói.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
A. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
Câu 3: Đâu là đặc điểm thể hiện vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
A. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Việt Nam ở giáp biển Đông
C. Việt Nam là cầu nối các lục địa châu Âu và châu Á
D. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông đúc.
Câu 4: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã
A. lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân.
B. duy trì chính sách cai trị của nhà Hán.
C. xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
D. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
Câu 5: Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của
A. nhà Đường.
B. nhà Ngô.
C. nhà Lương.
D. nhà Hán.
Câu 6: Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại địa phương nào?
A. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
B. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
C. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).
D. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Câu 7: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã
A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.
B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
C. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) đã
A. thắng lợi, lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành độc lập dân tộc.
B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
C. chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập khoảng gần 10 năm.
Câu 9: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn
Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm
Kiên cường chống giặc mười năm
Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”
A. Nguyễn Huệ.
B.Trần Quốc Tuấn.
C. Quang Trung.
D. Lê Lợi.
Câu 10: Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lợi.
C. Nguyễn Chích
D. Đinh Lễ.
Câu 11: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần
A. lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
B. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
C. được thành lập.
D. sụp đổ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
D. Nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng năm ba đồng tiền, mà đem đổi lấy vật đáng 5 - 6 trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra không cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy. Quý Ly không xem xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của hàng hoá thường vẫn lưu thông tức là sinh ra ứ đọng, khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thể có phải là chế độ bình trị đâu”.
(Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.112)
a. Tiền giấy “Thông bảo hội” mà Hồ Quý Ly ban hành dễ bị làm giả và khó cất giữ
b. Việc sử dụng tiền giấy thay tiền đồng không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hàng hóa lúc bấy giờ
c. Đoạn trích phê phán việc thay tiền đồng bằng tiền giấy của Hồ Quý Ly
d. Một trong những nhược điểm của việc sử dụng tiền giấy lúc bấy giờ là dễ bị làm giả
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống.
(Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2012, tr.156) a. Đoạn trích đề cập đến cải cách của Hồ Quý Ly trên tất cả mọi lĩnh vực
b. Cải cách về văn hóa, tư tưởng của Hồ Quý Ly thể hiện nhiều điểm tích cực, tiến bộ
c. Về chữ viết, Hồ Quý Ly đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Hán, đồng thời vẫn cho phép người dân được sử dụng chữ Nôm trong sáng tác thơ văn
d. Một trong những ưu điểm trong cải cách của Hồ Quý Ly là nội dung giáo dục thể hiện tinh thần yêu nước, mang tính quần chúng sâu sắc
......
Xem thêm đề thi trong file tải về
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11
Tải file về để xem trọn bộ đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11
2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
2.1 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 11
PHÒNG GD&ĐT............ TRƯỜNG THPT .............. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: LỊCH SỬ 11 CTST Năm học: 2024 - 2025 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I. Trắc nghiệm (3 Điểm)
Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 12. Mỗi Câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248) đã
A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
B. tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Việt Nam.
C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm.
Câu 2: Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo
A. bước đầu được du nhập vào Đại Việt.
B. trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội.
C. không có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân.
D. bị chính quyền phong kiến kìm hãm sự phát triển.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly?
A. Chấn chỉnh Phật giáo.
B. Đề cao Nho giáo thực dụng.
C. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.
D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
Câu 4: Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?
A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt.
B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…
C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.
Câu 5: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân được gọi là
A. quân điền.
B. lộc điền.
C. phúc điền.
D. thọ điền.
Câu 6: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
D. ca ngợi công lao của các vị vua.
Câu 7 Năm 542, Lý Bí lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của
A. nhà Hán.
B. nhà Ngô.
C. nhà Lương.
D. nhà Đường.
Câu 8: Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.
Câu 9: Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011?
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Thành nhà Hồ.
C. Phố cổ Hội An.
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Câu 10: Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa ở
A. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
B. núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
C. núi Tùng (Triệu Lộc, Thanh Hóa).
D. vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực kinh tế?
A. Cho phép nhân dân tự do giết mổ trâu, bò; nghiêm cấm việc khai khẩn đồn điền.
B. Ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại từ tứ phẩm trở lên (chính sách lộc điền).
C. Khuyến khích nhân dân khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.
D. Ban cấp ruộng đất cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân.
Câu 12: Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Cho đoạn tư liệu sau:
“Cuối năm 1406 - 1407 , quân Minh kéo vào xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã thất bại thảm hại, kéo theo sự sụp đổ của vương triều Hồ và kết thúc cuộc cải cách còn đang dang dở của Hồ Quý Ly. Cuộc xâm lược của nhà Minh là một nhân tố bên ngoài góp phần làm cho công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhanh chóng bị thất bại”.
Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.85
A. Nhân tố chủ quan góp phần làm cho cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhanh chóng thất bại là cuộc xâm lược của nhà Minh.
B. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly còn tồn tại một số hạn chế, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cuộc cải cách của nhà Hồ nhanh chóng thất bại.
C. Những hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly đã tác động xấu đến khả năng thu phục nhân tâm và tinh thần đoàn kết trong nước.
D. Sự sụp đổ của nhà Hồ do cả những yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là thế giặc quá mạnh, khó bề chống đỡ.
Câu 2: Cho đoạn tư liệu sau:
“Năm 1397, Hồ Quý Ly chủ trương mở trường học ở các châu, phủ, cử các quan Giáo thụ trông coi, đôn đốc việc học tập. Nhà nước quy định số lượng ruộng đất cấp để sử dụng việc học ở các địa phương gọi là Học điền. Tùy theo quy mô từng địa phương mà số lượng ruộng đất cấp từ 12 đến 15 mẫu. Năm 1404, trong các kì thi Hương có thêm kì thi môn làm tính và môn toán, thành ra 5 kì thi. Nhà nước giao trách nhiệm cho các quan, các lộ, phủ, châu phải tuyển chọn được người giỏi đưa vào triều sát hạch để bổ dụng”.
Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.80.
A. Hồ Quý Ly nhận thức đúng về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước.
B. Cải cách về giáo dục của Hồ Quý Ly chưa chú trọng tới việc đề cao tinh thần yêu nước, ý thức tự cường của dân tộc.
C. Nhà Hồ là triều đại đầu tiên đưa Toán học vào nội dung thi cử.
D. Nhà Hồ là triều đại đầu tiên đưa Khoa cử là phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.
Câu 3: Những cải cách nào sau đây được thực hiện bởi vua Lê Thánh Tông trong cuộc cải cách về việc tổ chức lại hệ thống chính quyền trung ương?
A. Bãi bỏ các cơ quan, chức quan cũ có nhiều quyền lực.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ.
C. Tăng cường quyền lực cho các đại thần trong triều đình.
D. Vua Lê Thánh Tông cho đặt thêm Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể.
Câu 4 Ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu (248) là gì?
A. Thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của phương Bắc.
B. Đánh bại hoàn toàn quân Ngô, khôi phục lại nền độc lập của nước ta.
C. Khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
D. Cuộc khởi nghĩa đã thành công trong việc lập lại chính quyền độc lập.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2. 0 điểm)
a. Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.
b. So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.
Câu 2 (1,0 điểm). “Cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao”. Em có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 11
..........
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2024 - 2025 Bài thi môn: LỊCH SỬ 11 KNTTVCS |
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1. Nội dung nào sau đây là bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nhà Hồ?
A. Trong khi nhà Trần mới thành lập không lâu.
B. Sau khi nhà Trần ngày càng suy yếu.
C. Trong khi nhà Trần hưng thịnh.
D. Trong khi nhà Trần đánh bại quân Mông - Nguyên.
Câu 2. Người sáng lập ra nhà Hồ là?
A. Hồ Nguyên Trừng.
B. Hồ Quý Ly.
C. Hồ Chí Minh.
D. Hồ Hán Thương.
Câu 3. Nhà Hồ đã dời đô từ Thăng Long (Hà Nội) về ?
A. Tây Đô (Thanh Hóa).
B. Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Lam Kinh (Thanh Hóa).
D. Phú Xuân (Huế).
Câu 4. Một trong những biện pháp về kinh tế nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của Hồ Quý Ly và triều Hồ là
A. Chính sách hạn điền.
B. Chính sách quân điền.
C. Xây dựng thành lũy kiên cố.
D. Hạn chế Phật giáo.
Câu 5. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không đề cập đến lĩnh vực nào sau đây?
A. Văn hoá - giáo dục.
B. Chính trị - quân sự.
C. Kinh tế - xã hội.
D. Thể thao - du lịch.
Câu 6. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đặt phép hạn điền nhằm mục đích nào sau đây?
A. Quy định số lượng gia nô được sở hữu của vương hầu, quý tộc.
B. Thể hiện sự quan tâm đến sản xuất, giúp nông nghiệp phát triển.
C. Giải quyết nhu cầu về ruộng đất cho những nông dân nghèo.
D. Hạn chế sở hữu ruộng tư, đánh mạnh vào chế độ điền trang.
Câu 7. Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông diễn ra trong bối cảnh chính trị như thế nào?
A. Nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn biến động.
B. Nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống khổ cực.
C. Chế độ ruộng đất bất cập, tình trạng mất mùa tăng.
D. Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô.
Câu 8. Vua Lê Thánh Tông tập trung tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Hành chính.
D. Văn hóa.
Câu 9. Bộ luật được biên soạn dưới thời Lê sơ?
A. Hình thư
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình luật.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 10. Bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua nào?
A. Lý Thái Tổ.
B. Trần Thánh Tông.
C. Lê Thái Tông.
D. Lê Thánh Tông.
Câu 11. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty.
C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình, giai cấp thống trị.
D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.
Câu 12. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến quân chủ.
B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
II. Trắc nghiệm lựa chọng Đúng- Sai (4 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đánh cho để tóc dài,
Đánh cho để răng đen,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
(Trương Hữu Quýnh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam tr.424.)
A. Tư liệu là hịch xuất quân của vua Quang Trung khi tiến quân ra bắc đánh quân Thanh.
B. Tóc dài, răng đen là những phong tục mang nét truyền thống của nền văn minh Đại Việt.
C. Cuộc kháng chiến chống Thanh đã bảo vệ độc lập dân tộc, chấm dứt sự chia cắt đất nước.
D. Sau cuộc kháng chiến chống Thanh, nhà Nguyễn được thành lập và tiếp tục phát triển.
..............
Xem đầy đủ nội dung đề thi trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
10.000+ 1 -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2024 - 2025
50.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2024 - 2025 i-Learn Smart World
100+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
10.000+