Bài tập Số thập phân vô hạn tuần hoàn Bài tập Toán 7
Bài tập Số thập phân vô hạn tuần hoàn là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu này được áp dụng với cả 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo.
Các dạng bài tập về số thập phân vô hạn tuần hoàn gồm tổng hợp kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập có đáp án và lời giải chi tiết. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: bài tập về lũy thừa số hữu tỉ, bài tập Nhân chia số hữu tỉ.
Bài tập về Số thập phân vô hạn tuần hoàn
I. Lý thuyết số thập phân vô hạn tuần hoàn
1. Số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Xét phép chia: 3:20 = 0,15 và 5;12 = 0,41666
+ Số 0,15 được gọi là số thập phân hữu hạn.
+ Số 0,41666 được gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì . Ta viết . 5 ; 12 = 0,41 (6)
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác và thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản vối mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác và thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân vô hạn tuần hoàn hoặc hữu hạn. Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ.
2. Làm tròn số thập phân
2.1. Theo quy ước làm tròn số
+ TH1: Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trường hợp số nguyên, ta thay các chữ số bỏ đi bằng các chữ số 0
+ Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trường hợp số nguyên, ta thay các chữ số bỏ đi bằng các chữ số 0
Ví dụ: Ti vi loại 20 in-sơ có nghĩa là đường chéo của ti vi dài 20 in-sơ
Từ đó ta có thể xác định được đường chéo của ti vi theo các đơn vị đo độ dài đã học.
Như vậy 20 in = 50.8 cm
2.2. Căn cứ vào độ chính xác cho trước
+ Khi làm tròn số đến một hàng nào đó, kết quả làm tròn có độ chính xác bằng một nửa đơn vị hàng làm tròn.
+ Chú ý: Muốn làm tròn số thập phân với độ chính xác cho trước, ta có thể xác định hàng làm tròn thích hợp bằng cách sử dụng bảng dưới đây.
Hàng làm tròn | Độ chính xác |
trăm |
50 |
chục |
5 |
đơn vị |
0,5 |
phần mười |
0,05 |
phần trăm |
0,005 |
II. Các dạng bài tập số thập phân vô hạn tuần hoàn
Dạng 1: Nhận biết một phân số được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn tuần hoàn
*) Phương pháp giải:
Bước 1. Viết phân số dưới dạng phân số tối giản với mẫu dương.
Bước 2. Phân tích mẫu dương đó ra thừa số nguyên tố.
Bước 3.
+ Nếu mẫu này không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn;
+ Nếu mẫu này có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu từ 1 đến 2
Bài 1: Phân số nào sau đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
\(A. \frac{1}{3}.\)
\(B. \frac{1}{2}.\)
\(C. \frac{1}{6}.\)
\(D. \frac{1}{9}.\)
Gợi ý đáp án
Chọn B.
A. \(\frac{1}{3}\) có mẫu 3 là ước nguyên tố khác 2 và 5 nên
\(\frac{1}{3}\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
B. \(\frac{1}{2}\) có mẫu 2 nên không có ước nguyên tố khác 2 và 5 . Vậy
\(\frac{1}{2}\) là số thập phân hữu hạn.
C. \(\frac{1}{6}.\) Vì 6=2.3 có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5 nên
\(\frac{1}{6}.\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
D. \(\frac{1}{9}\). Vì 9=3.3 có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5 nên
\(\frac{1}{9}\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Bài 2: Phân số nào sau đây viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
\(A. \frac{1}{2}.\)
\(B. \frac{1}{3}.\)
\(C. \frac{1}{4}.\)
\(D. \frac{1}{5}.\)
Gợi ý đáp án
Chọn B.
A. \(\frac{1}{2}\) có mẫu 2 nên không có ước nguyên tố khác 2 và 5 . Vậy
\(\frac{1}{2}\) là số thập phân hữu hạn.
B. \(\frac{1}{3}\) có mẫu 3 là ước nguyên tố khác 2 và 5 nên
\(\frac{1}{3}\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
C. \(\frac{1}{4}\). Vì
\(4=2^2\) không có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên
\(\frac{1}{4}\) là số thập phân hữu hạn.
D. \(\frac{1}{5}\) có mẫu 5 nên không có ước nguyên tố khác 2 và 5 . Vậy
\(\frac{1}{5}\) là số thập phân hữu hạn.
..........
Tải file tài liệu để xem thêm Bài tập về Số thập phân vô hạn tuần hoàn
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Bài tập Cộng, trừ đa thức một biến (Có đáp án)
5.000+ 1 -
Bài tập nâng cao Hình học 7
100.000+ 9 -
Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
50.000+ -
Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
10.000+ -
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
10.000+ -
Toán 7 Chủ đề 2: Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng
10.000+ -
Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu
10.000+ -
Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
10.000+ -
Các dạng bài tập chương 4 môn Toán 7 sách Cánh diều
1.000+ -
Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
5.000+