Viết đoạn văn về một bảo tàng hoặc thư viện mà em biết Văn mẫu lớp 4 Cánh diều
Viết đoạn văn về một bảo tàng hoặc thư viện mà em biết gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn viết về thư viện, bảo tàng của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên riêng của cơ quan, tổ chức - SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 118. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để tích lũy vốn từ, viết đoạn văn thật sinh động.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết
Viết đoạn văn về một thư viện mà em biết
Ở trung tâm thành phố có một thư viện. Diện tích của thư viện khá lớn. Hai tòa nhà được xây đối diện nhau. Một toà là khu vực đọc sách kín. Người đọc chỉ được mượn và đọc sách tại chỗ. Các phòng đọc sách được trang bị đầy đủ bàn ghế, điều hòa. Một tòa là khu vực đọc sách mở. Các phòng đọc sẽ có khu vực giá để sách. Bạn đọc có thể tự chọn sách và mượn về. Nhưng bạn đọc cần làm thẻ thư viện. Ở tầng trên cùng của tòa này còn có một quán cà phê sách. Các nhân viên làm việc ở thư viện được gọi là thủ thư. Cuối tuần, em thường đến thư viện để đọc và mượn sách.
Viết đoạn văn về một bảo tàng mà em biết
Hè năm ngoái, tôi đã cùng các bạn trong lớp có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Những hình ảnh ấn tượng tại viện bảo tàng đã để lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi. Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm ở số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, bên trong sở thú về phía bên trái và đối diện với Đền thờ Vua Hùng. Trước bảo tàng là một khoảng sân rộng và luôn lộng gió. Cả tòa nhà được xây theo lối kiến trúc Đông Dương cổ, với những mái ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Đã một thế kỉ trôi qua kể từ khi được xây dựng vào năm 1929, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cuốn hút, khiến bất cứ ai cũng phải say đắm. Thời gian có lẽ chỉ làm tăng thêm nét quyến rũ, đượm màu rêu phong, cổ kính cho nơi đây. Dạo bước quanh Bảo tàng, tôi như vị khách du hành xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, chuyên đề đặc biệt. Mỗi gian phòng là một thời kỳ khác nhau, giúp cho du khách được trải nghiệm lại nước Việt Nam từ thời kỳ tiền sử cho đến hết thời nhà Nguyễn. Bên cạnh mỗi hiện vật là những chú thích vô cùng chi tiết, giúp người đến tham quan cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về lịch sử cội nguồn của những đồ vật cổ xưa này. Qua đó mà ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân nước ta ở nhiều nhiều năm về trước. Hiện vật được trưng bày không chỉ thể hiện quá trình lịch sử phát triển mà còn tô đậm nét văn hóa của Việt Nam. Một số khu vực trưng bày những bộ xiêm y sặc sỡ và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, tạo thành một dải rực rỡ màu sắc. Những hiện vật và khung cảnh cổ kính trong bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã níu lấy bước chân, khiến tụi học sinh chúng tôi chẳng muốn ra về. Khiến tôi thêm yêu, tự hào về lịch sử lâu đời của Việt Nam. Tôi cũng đã chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm trong không gian thơ mộng và cổ kính của bảo tàng. Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây vào một ngày không xa.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
Mới nhất trong tuần
-
Viết đoạn mở bài và kết bài Thuật lại một tiết học hoặc buổi tham quan của lớp em
1.000+ -
Viết đoạn văn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết qua truyện Lửa thần hoặc Sáng tạo vì cuộc sống
5.000+ -
Viết bài văn tả một vườn rau hoặc một luống rau
100.000+ 8 -
Lập dàn ý Thuật lại một cuộc thi thể thao hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
1.000+ -
Viết bài văn thuật lại một tiết học hoặc buổi tham quan của lớp em
10.000+ -
Viết đoạn văn kể lại hoạt động của em trong một buổi tham quan hoặc du lịch cùng lớp em (hoặc gia đình em)
1.000+ -
Tả một vườn cây hoặc rặng cây
5.000+ -
Viết một bài văn ngắn giới thiệu chiếc ống nhòm du lịch và hướng dẫn cách sử dụng ống nhòm
1.000+ -
Thuật lại một lần em cùng bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình đi chơi
5.000+ 1 -
Lập dàn ý Thuật lại một tiết học hoặc buổi tham quan của lớp em
1.000+