Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn Tập làm văn lớp 4 Cánh diều
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều vốn từ, biết cách viết đoạn văn cảm nghĩ thật sâu sắc.
Qua câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn, cũng để lại cho chúng ta biết bao bài học ý nghĩa. Đặc biệt là nhân vật Minh có bản chất là một học sinh hòa đồng, tốt bụng. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây để trả lời câu hỏi tiết Nói và nghe: Trao đổi Chân dung của em, của bạn - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 13, 14.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn
Cảm nghĩ của em về nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn - Mẫu 1
Trong truyện Vệt phấn trên mặt bàn, nhân vật Minh đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên, em thấy Minh có bản chất là một học sinh hòa đồng, tốt bụng. Vì khi cô bạn mới chuyển về là Thi Ca được cô giáo xếp ngồi cạnh Minh thì cậu bạn này cũng rất muốn làm quen và vui vẻ với người bạn mới này. Tuy nhiên, do Thi Ca đang phải viết bằng tay trái nên thường vô tình huých vào tay Minh làm cho chữ của Minh bị nguệch ngoạc. Vì thế Minh đã hiểu lầm Thi Ca và vạch ra vệt phấn ranh giới trên mặt bàn để Thi Ca không lấn sang nữa. Thế nhưng, khi hiểu ra được mọi sự tình, Minh đã vô cùng ân hận về hành động của bản thân và mong Thi Ca có thể mau chóng khỏi bệnh để quay về. Tóm lại, Minh là người ấm áp, tốt bụng với bạn bè.
Cảm nghĩ của em về nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn - Mẫu 2
Nhân vật Minh trong câu truyện vệt phấn trên mặt bàn là một cậu bé có tính hiếu kì cao về những người bạn mới. Nhưng tính hiếu kỳ đó đã khiến bạn của mình buồn một cách vô ý. Phải đến khi bạn mình không đến lớp nữa thì Minh mới suy nghĩ lại và nhận ra lỗi của mình. Nhưng đó cũng là bài học khiến cho Minh biết cách quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn và muốn sửa lại lỗi lầm của mình.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
-
Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
Mới nhất trong tuần
-
Viết bài văn tả một vườn rau hoặc một luống rau
100.000+ 8 -
Viết bài văn thuật lại một cuộc thi thể thao hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
10.000+ -
Viết đoạn văn giới thiệu về gia đình em, trong đó có tên trường em
1.000+ -
Viết đoạn văn về một đội bóng hoặc đoàn nghệ thuật mà em yêu thích
1.000+ -
Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phát minh, sáng chế
1.000+ -
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (Dàn ý + 9 mẫu)
100.000+ 8 -
Viết đoạn mở bài và kết bài Thuật lại một tiết học hoặc buổi tham quan của lớp em
1.000+ -
Viết đoạn văn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết qua truyện Lửa thần hoặc Sáng tạo vì cuộc sống
5.000+ -
Lập dàn ý Thuật lại một cuộc thi thể thao hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
1.000+ -
Viết bài văn thuật lại một tiết học hoặc buổi tham quan của lớp em
10.000+