Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) - Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 6
Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 78, 79. Qua đó, giúp các em nắm được cấu tạo đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) của Bài 6: Nghề nào cũng quý - Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn) Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 78, 79
Nhận xét
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.
LÊ MINH THẢO
Câu 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?
Trả lời:
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về những chi tiết hình ảnh trong bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
Câu 2: Tìm những câu văn thể hiện các nội dung sau:
a) Giới thiệu bài thơ.
b) Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.
c) Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế
Trả lời:
a) Giới thiệu bài thơ: Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu
b) Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ: Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến
c) Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế: Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.
Luyện tập
Trao đổi với bạn về tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ), chuẩn bị cho Bài viết 2.
Gợi ý:
- Có thể sự việc đó em đã được đọc trên báo, được nghe kể hoặc được chứng kiến, tham gia.
- Có thể bài thơ (câu chuyện) đó em đã được học, được đọc trong sách báo hoặc được nghe.
- Em cần cho biết sự việc (hoặc bài thơ, câu chuyện) đó đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì và những chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) nào đem lại cho em những tình cảm, cảm xúc ấy.
Trả lời:
- Trao đổi về câu chuyện Chiếc đồng hồ đã được học.
- Cảm xúc: Chi tiết Bác Hồ đưa ra chiếc đồng hồ và nêu ra công dụng của từng bộ phận đã khiến em nhận ra được giá trị quan trọng của từng ngành nghề trong xã hội. Từ đó em cảm thấy trân trọng hơn mọi nghề trong xã hội, trân quý những người luôn kiên trì, hết mình với công việc của chính mình.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tự đánh giá: Đua tài sáng tạo
100+ -
Góc sáng tạo: Trò chơi Trại hè quốc tế
100+ -
Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng từ ngữ nối - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Cô gái mũ nồi xanh - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Người được phong ba danh hiệu Anh hùng - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Nói và nghe: Trao đổi Chúng mình ra biển lớn - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Viết: Trả bài viết chương trình hoạt động - Tiếng Việt 5 Cánh diều
1.000+ -
Viết: Kể chuyện sáng tạo (Ôn tập) - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Ngày hội - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+