Tự đánh giá: Cô giáo em Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 6
Tự đánh giá: Cô giáo em giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 87, 88 để chuẩn bị thật tốt cho tiết Tự đánh giá đạt kết quả cao.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tự đánh giá: Cô giáo em của Bài 6: nghề nào cũng quý - Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Tự đánh giá: Cô giáo em Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 87, 88
A. Đọc và làm bài tập
Cô giáo em
Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng.
Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng. Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng. Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn. Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.
Giờ Tiếng Việt, cô dạy chúng em biết bao bài thơ, bài văn hay. Cô luyện cho chúng em thói quen lập dàn ý, gọi cho chúng em tìm những từ đồng nghĩa để diễn đạt được sinh động. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em bao cách giải hay, sáng tạo. Khi chấm bài, cô sửa cho chúng em từng lỗi nhỏ. Cứ thế, cô kiến trì dìu dắt chúng em từng bước cho đến hết năm học.
Suốt hai năm học, em chưa thấy cô nặng lời với một học sinh nào mà lớp em vẫn trật tự, kỉ luật tốt. Thỉnh thoảng, cô còn kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện lí thú, gợi cho mọi người ý thức đoàn kết, cùng nhau làm việc tốt, tránh điều xấu.
Đối với em, cô Hằng là người mẹ thứ hai. Mai đây khôn lớn, dù đi bất cứ nơi đâu, làm việc gì, em vẫn nhớ mái trường quen thuộc của thời thơ ấu. Ở đó có cô giáo Hằng thân yêu và bao thầy cô khác đã dìu dắt em nên người.
Theo TRẦN LƯU PHƯƠNG
Câu 1: Đặc điểm ngoại hình nào nói lên tính cách của cô giáo Hằng? Tìm ý đúng.
a) Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng.
b) Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng.
c) Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn.
d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Trả lời:
Chọn đáp án: d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Câu 2: Tác giả muốn nói lên điều gì về cô giáo qua các hoạt động của cô được tả trong bài văn? Tìm các ý đúng.
a) Cô có cách dạy, cách giáo dục rất hay.
b) Cô thường kể chuyện cho học sinh.
c) Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.
d) Cô rất thương yêu học sinh.
Trả lời:
Chọn đáp án: d) Cô rất thương yêu học sinh.
Câu 3: Bài văn áp dụng cách mở bài và kết bài nào? Tìm ý đúng nhất:
a) Mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng.
b) Mở bài gián tiếp, kết bài không mở rộng.
c) Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
d) Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng.
Trả lời:
Chọn đáp án c) Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
Câu 4: Tìm và chép lại 4 từ ngữ trong bài đọc chỉ hoạt động của các thầy, cô trên lớp.
Trả lời:
4 từ ngữ: giảng bài, dạy, luyện, chấm bài.
Câu 5: Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
Trả lời:
Khi đọc bài văn "Cô giáo em", những cảm xúc của em dường như được hòa quyện trong một dòng chảy ấm áp và ý nghĩa. Mỗi từ, mỗi câu chữ đều đượm đà tình cảm và sự biết ơn. Bức tranh về cô được mô tả một cách tỉ mỉ và sống động, từ dáng vẻ thanh thoát đến gương mặt rạng ngời của cô. Ánh mắt của cô luôn tràn đầy tình thương và sự hiểu biết, mỗi lần nhìn học trò, nó đã mang lại cho đám học trò sự an ủi và khích lệ. Cô giáo không chỉ là người thầy truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn, người đồng hành trên con đường học tập và trưởng thành.. Từ việc giảng bài đến sự quan tâm và hỗ trợ trong việc rèn luyện kỹ năng và đạo đức cho học sinh, cô luôn tỏ ra như một người mẹ thực sự. Khi đọc xong bài văn này, từng dòng chữ đều đánh thức trong em những ký ức ngọt ngào về cô giáo của mình những năm học trước đầy vui vẻ và ý nghĩa. Mỗi khi nhớ đến cô giáo của mình, em luôn cảm thấy biết ơn vả tự hào vì đã có cơ hội được gặp gỡ và học tập dưới sự ấm áp, dịu dàng của cô.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
B. Tự nhận xét
Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Điệp PhạmThích · Phản hồi · 0 · 20:26 16/11
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tự đánh giá: Đua tài sáng tạo
100+ -
Góc sáng tạo: Trò chơi Trại hè quốc tế
100+ -
Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng từ ngữ nối - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Cô gái mũ nồi xanh - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Người được phong ba danh hiệu Anh hùng - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Nói và nghe: Trao đổi Chúng mình ra biển lớn - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Viết: Trả bài viết chương trình hoạt động - Tiếng Việt 5 Cánh diều
1.000+ -
Viết: Kể chuyện sáng tạo (Ôn tập) - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Ngày hội - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+