Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao (3 mẫu) Văn mẫu lớp 6
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao là tài liệu tham khảo hữu ích được giới thiệu đến bạn đọc.

Nội dung bao gồm 3 đoạn văn mẫu lớp 6, mời bạn đoc cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây để có thêm ý tưởng cho bài viết.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao - Mẫu 1
Thăng Long - Hà Nội là một mảnh đất nghìn năm văn hiến. Bởi vậy, mỗi người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến mảnh đất này:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”
Có lẽ sẽ chẳng một người dân nào sống ở đây là không biết đến ba mươi sáu phố phường của Hà Nội. Các tên phố phường cũng thật độc đáo, gắn với những mặt hàng buôn bán hay sản xuất ở đó như Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai… Cách gọi thật dễ nhớ, lại chẳng thể nhẫm lần được. Cảnh vật và con người hiện lên thật tấp nập, nhộn nhịp với “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” góp phần thể hiện lòng tự hào về sự nhộn nhịp của phố phường Hà Nội. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất thủ đô.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao - Mẫu 2
Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao - Mẫu 3
Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc - “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ“Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Tập làm văn lớp 4: Tả cây sầu riêng
-
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 - Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
-
Dẫn chứng về sự tử tế trong cuộc sống
-
Bài tập Tiếng Anh 11 Global Success (Học kì 1)
-
Dẫn chứng sống hết mình - Ví dụ về sống hết lòng, sống hết mình
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về nỗ lực học tập là của thanh niên
-
Tả một điểm du lịch mà em đã đến thăm (20 mẫu)
-
Kết bài so sánh hai tác phẩm văn học
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao (3 mẫu)
100+ -
Kể lại một trải nghiệm của em với bạn bè (13 mẫu)
100.000+ 19 -
Văn mẫu lớp 6: Giới thiệu người bạn mà em quý mến (Dàn ý + 15 mẫu)
100.000+ 1 -
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt (23 mẫu)
100.000+ 28 -
Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi (30 mẫu)
100.000+ 5 -
Đóng vai Lạc Long Quân kể lại truyền thuyết Con rồng cháu Tiên
10.000+ -
Đoạn văn về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh (11 mẫu)
100.000+ -
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
2M+ 119 -
Bài viết số 7 lớp 6 đề 3: Tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của em
100.000+ -
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng (18 mẫu)
100.000+ 10