Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học Văn mẫu 9 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn ghi lại bài học rút ra từ Chuyện người con gái Nam Xương, bài thơ Bếp lửa.
Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Ôn tập - Bài 4: Con người trong thế giới kì ảo (Truyện Truyền kì) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 121. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, viết đoạn văn thật hay.
Viết một đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học
Viết đoạn văn ghi lại bài học em rút ra từ Chuyện người con gái Nam Xương
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Do xã hội phong kiến đã gây ra bao nhiêu bất công, phân biệt đối với người phụ nữ khiến cuộc đời, số phận của họ phải chịu nhiều bi thảm. Từ đó, tác giả muốn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, cũng như thể hiện lòng đồng cảm với số phận của họ.
Viết đoạn văn ghi lại bài học em rút ra từ bài thơ Bếp lửa
Bếp lửa là một tác phẩm được nhà thơ Bằng Việt sáng tác trong giai đoạn miền Bắc nước ta đang bước và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh bếp lửa ấm áp giản dị gợi lại biết bao kỉ niệm thân thương về bà. Nhắc đến bà là những tảo tần sớm hôm vất vả. Bằng nghị lực phi thường và tình yêu thương cháu nhỏ, sớm sớm chiều chiều vẫn bếp lửa bà nhen để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thần kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tổng hợp những mở bài về bài thơ Quê hương (18 mẫu)
50.000+ -
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh (Sơ đồ tư duy)
100.000+ -
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương
100.000+ -
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
10.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh
100.000+ -
Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc
10.000+ -
Dàn ý phân tích tác phẩm Mùa xuân chín (5 Mẫu)
50.000+ -
Mở bài Mùa xuân chín hay nhất
10.000+ -
Phân tích 2 khổ đầu bài Mùa xuân chín (2 mẫu)
10.000+ -
Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
1.000+