Vật lí 10: Bài tập chủ đề 1 Soạn Lý 10 trang 41 sách Cánh diều
Giải Vật lý 10 trang 41, 42 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi Bài tập chủ đề 1: Mô tả chuyển động.
Giải bài tập Vật lý 10: Bài tập chủ đề 1 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi từ câu 1 đến câu 7 trong sách giáo khoa Vật lí 10 Cánh diều trang 41, 42. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Soạn Lý 10 Bài tập chủ đề 1, mời các bạn cùng đón đọc.
Câu 1
Trái Đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo có bán kính 150 000 000 km
a, Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất. Biết tốc độ của ánh sáng trong không gian là 3,0 x108 m/s
b, Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích vì sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất.
Gợi ý đáp án
a)
Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
\(t = \frac{s}{v} = \frac{{{{150000000.10}^3}}}{{3,{{0.10}^8}}} = 500{\text{s}} = \frac{{25}}{3} \approx 8,33\left( {phut} \right)\)
b)
Trái Đất quay quanh Mặt Trời 1 vòng hết 365 ngày = 8760 giờ
Tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{150000000.2\pi }}{{8760}} = 1,{076.10^5}\left( {km/h} \right)\)
Đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất vì độ dịch chuyển của Trái Đất bằng 0.
Câu 2
Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2km, người này đi ô tô về phía bắc trong 15 phút với vận tốc 60 km/h. Bỏ qua thời gian chuyển từ thuyền lên ô tô. Tìm:
a, Tổng quãng đường đã đi.
b, Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp.
c, Tổng thời gian đi.
d, Tốc độ trung bình tính bằng m/s.
e, Độ lớn của vận tốc trung bình.
Gợi ý đáp án
a)
Quãng đường người đó đi về phía bắc là:
\({s_2} = {v_2}.{t_2} = 60.\frac{{15}}{{60}} = 15\left( {km} \right)\)
Tổng quãng đường đã đi là:
\(s = {s_1} + {s_2} = 2,2 + 15 = 17,2\left( {km} \right)\)
Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp là:
\(d = \sqrt {d_1^2 + d_2^2} = \sqrt {2,{2^2} + {{15}^2}} = 15,16\left( {km} \right)\)
c)
Thời gian người đó đi về phía đông là:
\({t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{2,{{2.10}^3}}}{{2,0}} = 1100(s) = 18,33\left( {phut} \right)\)
Tổng thời gian đi của người này là:
\(t = {t_1} + {t_2} = 18,33 + 15 = 33,33\left( {phut} \right)\)
d)
Tốc độ trung bình là:
\(v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{17,{{2.10}^3}}}{{33,33.60}} = 8,6\left( {m/s} \right)\)
e)
Độ lớn của vận tốc trung bình là:
\(v = \frac{d}{t} = \frac{{15,{{16.10}^3}}}{{33,33.60}} = 7,58\left( {m/s} \right)\)
Câu 3
Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 5,0 s. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4 m/s.
a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s.
b) Khi nào người B đuổi kịp người A.
c) Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau)?
Gợi ý đáp án
a)
b)
- Từ t = 0,0 s đến t = 5,0 s người B đi được 10 m.
- Sau thời điểm t = 5,0 s người B đi với tốc độ không đổi là 4 m/s
+ Quãng đường người B đi được sau 1 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.1 = 14 m
+ Quãng đường người B đi được sau 2 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.2 = 18 m (đuổi kịp người A)
=> Người B đuổi kịp người A sau 2 s đi với tốc độ không đổi là 4m/s.
c)
Người B đi được 8 m trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau).
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Thi Nhu Quynh LeThích · Phản hồi · 0 · 22/09/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Cách tính tốc độ trung bình
100+ -
Vật lí 10 Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc
100+ -
Vật lí 10: Bài tập chủ đề 1
5.000+ 1 -
Vật lí 10 Bài 1: Lực và gia tốc
100+ -
Vật lí 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian
100+ -
Kế hoạch dạy học môn Vật lí 10 sách Cánh diều
1.000+ -
Vật lí 10: Bài tập chủ đề 5
100+ -
Vật lí 10: Bài tập chủ đề 3
100+ -
Vật lí 10 Bài 1: Chuyển động tròn
100+ -
Vật lí 10 Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
100+