Vật lí 10 Bài 23: Định luật Hooke Soạn Lý 10 trang 140 sách Chân trời sáng tạo
Giải Vật lí 10 Bài 23: Định luật Hooke sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 23 của chương 9: Biến dạng của vật rắn.
Giải bài tập Vật lý 10 Bài 23 giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo từ đó biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 23 Chương 9 trong sách giáo khoa Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.
Vật lí 10 Bài 23: Định luật Hooke
Giải bài tập Vật lí 10 Bài 23
Bài tập 1
Một học sinh thực hiện hí nghiệm đo độ cứng của một lò xo bằng cách treo một đầu của lò xo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu kia của lò xo được buộc lần lượt vào nhiều vật có trọng lượng khác nhau. Học sinh này đo được các chiều dài của lò xo như trong bảng.
a) Hãy điền vào các chỗ trống trong bảng.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn lò xo theo lực tác dụng vào lò xo. Tính độ cứng của lò xo dùng trong thí nghiệm.
Gợi ý đáp án
a)
Trọng lượng (N) | Chiều dài (mm) | Độ dãn (mm) |
0 | 50 | 0 |
0,2 | 54 | 4 |
0,3 | 56 | 6 |
0,5 | 60 | 10 |
0,8 | 66 | 16 |
b)
Độ cứng của lò xo là: F = k.Δl
⇒k = \(\frac{F}{\triangle l}\) =
\(\frac{0,2}{4.10^{3} }\) = 50N/m.
Bài tập 2
Xương là một bộ phận của cơ thể, có nhiều hình dạng với vai trò khác nhau như: hỗ trợ cấu trúc cơ thể, bảo vệ các cơ quan quan trọng và cho phép cơ thể di chuyển. Ngoài ra, xương còn là một bộ phận có tính đàn hồi. Xem xương đùi của người tương đương với một lò xo có độ cứng 1010 N/m. Hãy tính độ nén của mỗi xương đùi khi mang trên vai một vật nặng có khối lượng 20 kg. Giả sử toàn bộ trọng lực của vật nặng được phân bố đều cho hai chân và ban đầu xương đùi chưa bị nén.
Gợi ý đáp án
Ta có: P = m.g = 20.10 = 200 N
Lực nén của mỗi xương đùi phải chịu có độ lớn bằng một nửa trọng lượng của vật phải mang: Q = \(\frac{P}{2}\) =100 N
Độ nén của xương đùi là:
F = k.Δl
⇒ Δl = \(\frac{F}{k}\) =
\(\frac{Q}{k}\) =
\(\frac{10}{10^{10} }\) = 10−8m
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
10.000+ -
Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động ném
100+ -
Vật lí 10 Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do
5.000+ -
Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng
10.000+ -
Công thức tính gia tốc và Bài tập liên quan
100.000+ -
Vật lí 10 Bài 1: Khái quát về môn Vật lí
1.000+ -
Tính tương đối của chuyển động, Công thức cộng vận tốc: Lý thuyết và Bài tập
50.000+ -
Bài tập Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
5.000+ -
Chuyên đề bài tập Vật Lý 10
50.000+ -
Tổng hợp công thức Vật lý 10
100.000+ 2