Vật lí 10 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm Soạn Lý 10 trang 131 sách Chân trời sáng tạo
Giải Vật lí 10 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn - Lực hướng tâm sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 21 của chương 8: Chuyển động tròn.
Giải bài tập Vật lý 10 Bài 21 giúp các em hiểu được kiến thức tính chất động lực học của chuyển động tròn, từ đó biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 21 Chương 8 trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 131 sách Chân trời sáng tạo. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.
Vật lí 10 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm
Giải bài tập Vật lí 10 Bài 21
Bài tập 1
Một đầu của dây nhẹ dài 0,80 m được buộc một vật có khối lượng 3,00 kg. Vật chuyển động tròn đều quanh đầu kia của dây trên mặt bàn nằm ngang (Hình 21P.1). Giả sử không có ma sát giữa vật và mặt bàn. Khi tốc độ quay của dây là 1,6 vòng/s thì dây đứt. Tính lực căng dây lớn nhất.
Gợi ý đáp án
Trong trường hợp này, lực căng dây đóng vai trò là lực hướng tâm.
Fht = m.aht = m.ω2.R = m.\(\frac{v^{2} }{R}\)
Do vật có khối lượng và bán kính chuyển động của vật xung quanh bàn không đổi, nên lực căng dây phụ thuộc vào tốc độ góc. Lực căng dây lớn nhất khi tốc độ góc lớn nhất.
ωmax = 1,6 vòng/s = 1,6.2π = 10 rad/s.
Tmax = Fht max = m.ωmax2.R = 3.102.0,8 = 240 N.
Bài tập 2
Mô hình đơn giản của nguyên tử hydrogen giả sử rằng electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với tốc độ bằng 2,2.106 m/s. Quỹ đạo chuyển động có bán kính bằng 0,53.10-10 m. Hãy tính độ lớn của lực tương tác giữa electron và hạt nhân.
Gợi ý đáp án
Lực tương tác giữa các electron và hạt nhân đóng vai trò là lực hướng tâm.
Fht = m.\(\frac{v^{2} }{R}\) = 9,1.10−31.
\(\frac{(2,2.10^{6})^{2} }{0,53.10^{10} }\) ≈ 8,31.10−8 N
Bài tập 3
Một vật nặng có kích thước nhỏ, có khối lượng 0,50 kg, được buộc vào đầu một dây có chiều dài 1,5 m. Vật chuyển động đều trên đường tròn nằm ngang (Hình 21P.2). Cho biết dây chỉ chịu được lực căng tối đa bằng 50 N. Hãy tính tốc độ quay lớn nhất của vật để dây không bị đứt.
Gợi ý đáp án
Gọi góc hợp bởi phương của sợi dây và phương thẳng đứng là \(\alpha\)
Khi vật chuyển động tròn, hình chiếu lực căng dây trên mặt ngang đóng vai trò là lực hướng tâm.
Fht = T. sinα ⇔ mω2R
⇒ω = \(\sqrt{\frac{T}{m.l} }\) =
\(\sqrt{\frac{50}{0,5.1,5} }\) ≈ 8,16 rad/s
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
10.000+ -
Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động ném
100+ -
Vật lí 10 Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do
5.000+ -
Bài tập tốc độ trung bình của chuyển động thẳng
10.000+ -
Công thức tính gia tốc và Bài tập liên quan
100.000+ -
Vật lí 10 Bài 1: Khái quát về môn Vật lí
1.000+ -
Tính tương đối của chuyển động, Công thức cộng vận tốc: Lý thuyết và Bài tập
50.000+ -
Bài tập Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
5.000+ -
Chuyên đề bài tập Vật Lý 10
50.000+ -
Tổng hợp công thức Vật lý 10
100.000+ 2