Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích Soạn Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 6
TOP 3 bài Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích hay nhất, giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, dễ dàng giới thiệu, trao đổi với bạn về nhạc cụ cồng chiêng, sáo trúc, đàn bầu thật hay.
Với 3 đoạn văn giới thiệu về nhạc cụ yêu thích dưới đây, các em còn có thêm nhiều vốn kiến thức về các loại nhạc cụ dân gian, nhanh chóng trả lời câu hỏi khởi động cho tiết Đọc: Nghệ sĩ trống - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 26.
Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích
Trao đổi với bạn về sáo trúc
Em rất thích sáo trúc. Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu.
Trao đổi với bạn về đàn bầu
Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc có mặt phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc của Việt Nam. Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là độc huyền cầm. Loại đàn này khá đặc biệt, nó chỉ gồm có một dây. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra những âm thanh, giai điệu trầm bổng khác nhau.
Trao đổi với bạn về cồng chiêng
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thanh âm của riêng mình.Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
-
Soạn bài Tự đánh giá: Gói thuốc lá Cánh diều
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
Mới nhất trong tuần
-
Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè (4 mẫu)
50.000+ -
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe
100.000+ 7 -
Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng
50.000+ -
Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện Cóc kiện Trời
10.000+ -
Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện Rùa và Thỏ
10.000+ 4 -
Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em (6 mẫu)
100.000+ 4 -
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (7 mẫu)
100.000+ 20 -
Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em
5.000+ -
Viết thư điện tử cho một người bạn ở xa mà lâu em chưa gặp
5.000+ -
Tưởng tượng em tham gia đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng và vừa trở về đất liền, có nhiều người ra đón em
5.000+