Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số Tin học lớp 8 trang 10 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập Tin học 8 bài 2: Thông tin trong môi trường số sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 10, 11, 12, 13.
Tin học 8 bài 2 thuộc chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ tìm kiếm và trao đổi thông tin giúp các bạn học sinh biết cách khai thác nguồn thông tin tin cậy. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 8 bài 2 Thông tin trong môi trường số, mời các bạn cùng theo dõi.
Giải Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số
Khám phá SGK Tin học 8 bài 2
1. Đặc điểm của thông tin số
Khám phá 1 Hãy trao đổi với bạn và giải thích lí do thông tin trên Internet có những đặc điểm sau đây:
a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.
b) Thường xuyên được cập nhật.
c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để.
d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.
e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.
Trả lời:
a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.
Thông tin số có nhiều loại như: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, …
b) Thường xuyên được cập nhật.
Thông tin trên Internet được cập nhật hằng giờ, hằng ngày.
c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để.
- Thông tin số được thu thập, chia sẻ ngày càng nhanh và nhiều.
- Thông tin trên Internet có thể dễ dàng sao chép, lưu trữ trữ ở nhiều nơi. Việc sao lưu có thể thực hiện tự động. Vì vậy, thông tin đã đưa lên mạng rất khó thu hồi triệt để.
d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.
Thông tin trên Internet có thể được tìm thấy dễ dàng và nhanh chóng bằng máy tìm kiếm.
e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.
Đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng và mục đích chia sẻ thông tin cũng rất khác nhau. Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng. Vì vậy, thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau.
Khám phá 2 Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?
a) Nhiều người có thể truy cập đồng thời.
b) Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.
c) Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.
d) Có thể truy cập từ xa.
Trả lời:
Đặc điểm không thuộc về thông tin số là: b).
2. Khai thác nguồn thông tin tin cậy
Khám phá 1: Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là đáng tin cậy?
a) Thông tin trên website có tên miền là .gov.
b) Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.
c) Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.
d) Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.
Trả lời:
Các trường hợp mà thông tin đáng tin cậy: a), c), d).
Khám phá 2 : Có ý kiến cho rằng việc biết lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến trên vì khi đã xác định được và khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy giúp ta có được thông tin đúng, từ đó có quyết định phù hợp.
- Ví dụ: Khi xem tin tức thời sự trên mạng xã hội Facebook, em thường chọn các trang uy tín như Trung tâm tin tức VTV24, …
Luyện tập SGK Tin học 8 bài 2
Luyện tập 1
Em hãy nêu các đặc điểm của thông tin số.
Trả lời:
Một số đặc điểm của thông tin số:
- Thông tin số rất đa dạng.
- Có công cụ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi, truyền hiệu quả, nhanh chóng.
- Có tính bản quyền.
- Có thể dễ dàng sao chép, khó thu hồi triệt để.
- Có độ tin cậy khác nhau.
- Được thu thập, lưu trữ, chia sẻ nhanh và nhiều.
Luyện tập 2
Em hãy nêu tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy; nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Việc xác định được độ tin cậy giúp em lựa chọn được thông tin đúng, tránh sử dụng những thông tin sai lệch, từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp.
- Ví dụ: Trong mùa dịch Covid-19, trên mạng Facebook có rất nhiều thông tin được chia sẻ về các cách chữa khởi Covid-19.
⇒ Trong tình huống này, chúng ta chỉ xem các tin chính thống từ nhà nước, cơ quan y tế.
Vận dụng SGK Tin học 8 bài 2
Vận dụng 1
Theo em, tại sao ngày nay nhiều người có thói quen đọc báo trên Internet để cập nhật tin tức?.
Vận dụng 2
Theo em, nên hay không nên tự chữa các bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet? Tại sao? Cho ví dụ minh họa.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tin học 8 Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề
1.000+ -
Tin học 8 Bài 16: Tin học và nghề nghiệp
100+ -
Tin học 8 Bài 15: Gỡ lỗi chương trình
100+ -
Tin học 8 Bài 14: Cấu trúc lặp
100+ -
Tin học 8 Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh
100+ -
Tin học 8 Bài 12: Thuật toán, chương trình máy tính
100+ -
Tin học 8 Bài 11B: Tẩy, tạo hiệu ứng cho ảnh
100+ -
Tin học 8 Bài 10B: Xoay, cắt, thêm chữ vào ảnh
100+ -
Tin học 8 Bài 9B: Ghép ảnh
100+ -
Tin học 8 Bài 8B: Xử lí ảnh
100+