Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng Tin học lớp 7 trang 33 sách Cánh diều
Giải bài tập Tin học 7 bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 33→35.
Tin học 7 Ứng xử tránh rủi ro trên mạng thuộc chủ đề E: Ứng dụng tin học giúp các bạn học sinh nắm được tác hại của Internet mang lại từ đó có ý thức phòng tránh. Đồng thời biết cách trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học trang 33→35. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 7 bài 2 Ứng xử tránh rủi ro trên mạng, mời các bạn cùng theo dõi.
Giải Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
I. Luyện tập
Hãy nêu cách phòng tránh các tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật vừa kể trên.
Gợi ý đáp án
Cách phòng tránh các tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật là:
- Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.
- Phải xác minh thông tin trước khi đăng tải lên mạng xã hội.
- Không đăng tải những thông tin có mục đích công kích người khác.
- Không dùng mật khẩu của người khác mà không được cho phép.
- Không lấy những hình ảnh đẹp, bài văn của người khác đăng tải lên mạng xã hội.
II. Vận dụng
Câu 1
Em cần làm gì khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet?
Gợi ý đáp án
Khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet, em cần nói ra và nhờ sự giúp đỡ từ bố mẹ, thầy cô giáo, anh chị hoặc người thân trong gia đình để tìm cách giải quyết.
Câu 2
Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?
Gợi ý đáp án
Khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet, em cần ghi nguồn ảnh hoặc tác giả của đoạn văn mà em đã lấy để không vi phạm luật bản quyền.
III. Tự kiểm tra
Câu 1
Internet có thể gây hại gì?
Gợi ý đáp án
Tác hại của Internet là: làm người sử dụng bị nghiện nếu quá lạm dụng. Từ đó, trở nên sống khép kín, rụt rè, thiếu tự tin vì không có trải nghiệm và kĩ năng sống thực tế. Ngoài ra, người sử dụng Internet nhiều có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe.
Câu 2
Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet?
Gợi ý đáp án
Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là:
- Bị kẻ xấu dụ dỗ và bắt nạt, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin để làm việc xấu, phản cảm và vi phạm pháp luật.
- Có thể tiếp tay cho kẻ bắt nạt mà không hề hay biết. Kẻ xấu lợi dụng những hình ảnh, video, đoạn tin nhắn có nội dung kín đáo riêng tư để đe dọa nạn nhân phải làm những gì chúng muốn.
- Nếu ai đó lan truyền, chia sẻ những thông tin có tính bắt nạt như trên thì là tiếp tay cho kẻ xấu.
- Hành vi đó là vi phạm pháp luật.
Câu 3
Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?
Gợi ý đáp án
Những điều có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet là:
- Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy để gây chú ý, câu like trên mạng.
- Ăn cắp mật khẩu của người khác để xem những thứ không thuộc về mình, không dành cho mình.
- Lấy những hình ảnh đẹp, bài văn hay của người khác, sử dụng nguyên gốc, không ghi nguồn, coi như là của mình.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Son NguyenThích · Phản hồi · 0 · 15:54 20/11
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tin học 7 Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử
1.000+ -
Tin học 7 Bài 2: Các thiết bị vào - ra
1.000+ -
Tin học 7 Bài 4: Một số chức năng của hệ điều hành
1.000+ -
Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào - ra cơ bản cho máy tính cá nhân
1.000+ -
Tin học 7 Bài 3: Sắp xếp chọn
100+ -
Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân
100+ -
Tin học 7 Bài 14: Thêm hiệu ứng cho trang chiếu
100+ -
Tin học 7 Bài 8: Sử dụng các hàm có sẵn
100+ -
Tin học 7 Bài 1: Tìm kiếm tuần tự
100+ -
Tin học 7 Bài 12: Tạo bài trình chiếu
100+