Tin học 7 Bài 2: Làm quen với trang tính Tin học lớp 7 trang 39 sách Cánh diều
Giải bài tập Tin học 7 bài 2: Làm quen với trang tính sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 39→41.
Tin học 7 Làm quen với trang tính thuộc chủ đề E: Ứng dụng tin học giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về sổ tính, trang tính và một số thành phần cơ bản. Đồng thời biết cách trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 7 bài 2 Làm quen với trang tính, mời các bạn cùng theo dõi.
Giải Tin học 7 Bài 2: Làm quen với trang tính
I. Khởi động
Bảng trong phần mềm bảng tính có gì khác với bảng trong phần mềm soạn thảo văn bản?
Gợi ý đáp án
Bảng trong phần mềm bảng tính khác với bảng trong phần mềm soạn thảo văn bản là:
- Bảng trong phần mềm bảng tính có khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn.
- Bảng trong phần mềm bảng tính có khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu.
- Bảng trong phần mềm bảng tính có nhiều định dạng như ngày, tháng, năm, tiền tệ, giờ giấc, phần trăm,...
- Bảng trong phần mềm bảng tính có thể chuyển thành biểu đồ nhờ dữ liệu có sẵn trong bảng.
II. Vận dụng
Tạo bảng Excel tương tự để tính chỉ số BMI của mọi người trong gia đình em (hoặc trong tổ em) ở trang Sheet 2 và đổi tên tranh thành "MySheet".
Gợi ý đáp án
HS tự thực hiện.
III. Tự kiểm tra
Câu 1
Các cột trong trang tính được đặt tên như thế nào?
Gợi ý đáp án
Các cột trong trang tính được đặt tên theo chữ cái A, B, C, D,...
Câu 2
Các hàng trong trang tính được đặt tên như thế nào?
Gợi ý đáp án
Các hàng trong trang tính được đặt tên theo số thứ tự 1, 2, 3,...
Câu 3
Một ô trong trang tính được đặt địa chỉ như thế nào?
Gợi ý đáp án
Một ô trong trang tính được đặt địa chỉ là ghép tên cột với tên hàng. Ví dụ A1, B2, C3, D4, E5,...
Câu 4
Thao tác gõ nhập dữ liệu mới vào một ô có gì khác với sửa chữa dữ liệu trong ô?
Gợi ý đáp án
Sự khác nhau giữa thao tác gõ nhập dữ liệu mới vào một ô và sửa chữa dữ liệu trong ô là:
Gõ nhập dữ liệu mới: chỉ cần chọn ô và nhập dữ liệu, nội dung từ bàn phím vào đó.
Sửa chữa dữ liệu trong ô:
Bước 1: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa dữ liệu hoặc chọn ô rồi nhấn F2. Dữ liệu cũ vần còn, con trỏ soạn thảo nhấp nhảy trong ô dữ liệu cần sửa.
Bước 2: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí sai và sửa lại chỗ sai.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tin học 7 Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử
1.000+ -
Tin học 7 Bài 2: Các thiết bị vào - ra
1.000+ -
Tin học 7 Bài 4: Một số chức năng của hệ điều hành
1.000+ -
Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào - ra cơ bản cho máy tính cá nhân
1.000+ -
Tin học 7 Bài 3: Sắp xếp chọn
100+ -
Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân
100+ -
Tin học 7 Bài 14: Thêm hiệu ứng cho trang chiếu
100+ -
Tin học 7 Bài 8: Sử dụng các hàm có sẵn
100+ -
Tin học 7 Bài 1: Tìm kiếm tuần tự
100+ -
Tin học 7 Bài 12: Tạo bài trình chiếu
100+