Văn mẫu lớp 8: Thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau 4 đoạn văn mẫu lớp 8
Eballsviet.com giới thiệu Bài văn mẫu lớp 8: Thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau.

Nội dung bao gồm gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng).
Thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn qua Người mẹ vườn cau
Thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn - Mẫu 1
Truyện ngắn Người mẹ vườn cau gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Trước tiên, “uống nước nhớ nguồn” muốn nói đến lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Ở trong Người mẹ vườn cau, tác giả kể câu chuyện về một bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhân vật nội ở vườn cau hiện lên qua lời kể của “tôi” vô cùng đẹp đẽ, vĩ đại. Qua đó, tác giả muốn bày tỏ niềm biết ơn, kính trọng và yêu thường đến những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn - Mẫu 2
Qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Trước tiên, “uống nước nhớ nguồn” ý chỉ lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa, vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong truyện Người mẹ vườn cau, tác giả đã khắc họa hình tượng trung tâm là một bà mẹ Việt Nam anh hùng - đó là nhân vật “nội ở vườn cau”. Nhân vật này có tính biểu tượng, đại diện cho biết bao người mẹ trên khắp đất nước Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Công việc của họ đôi khi chỉ là nhặt ve chai nhưng lại trở thành anh hùng trong lòng biết bao con người. Những người con của “nội vườn cau”, trong đó có ba của nhân vật “tôi” vẫn thường về thăm để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Đặc biệt, chi tiết ở cuối truyện là ba của nhân vật tôi vì mải mê công việc sau khi chuyển công tác lên tỉnh, mà không về thăm nội ở vườn cau. Một hôm, một người chú lên thăm ba, mang theo quà của nội vườn cau. Điều này như thức tỉnh được ba của tôi thức tỉnh, và tiền tới hành động là rủ nhân vật tôi về thăm nội ở vườn cau. Với chi tiết này, nhà văn muốn gửi lời nhắc nhở đến người đọc bài học về lòng biết ơn, không được quên đi quá khứ.
Thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn - Mẫu 3
Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Theo tôi, quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, cần hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” muốn nói đến lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa. Ở trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa hình tượng trung tâm trong truyện là một bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ đó gửi gắm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Hình ảnh nội ở vườn cau hiện lên qua lời kể của “tôi” - vẫn còn là một đứa trẻ - nhưng lại thật đẹp đẽ, cao cả. Nhân vật “tôi” vẫn thường được ba đưa về thăm nội ở vườn cau, nghe kể chuyện về cuộc đời của nội. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. Như vậy, có thể thấy rằng, ý kiến đánh giá trên là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc.
Thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn - Mẫu 4
Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đầu tiên, cần phải hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” ý chỉ lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong truyện ngắn là một bà mẹ Việt Nam anh hùng - đó là nhân vật “nội ở vườn cau”. Có thể thấy rằng, hình ảnh “nội ở vườn cau” chính là đại diện cho biết bao người mẹ trên khắp đất nước Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Họ đã nén nước mắt để tiễn con lên đường đi chiến đấu, hay sẵn sàng nhường miếng cơm để nuôi bộ đội. Công việc của họ đôi khi chỉ là nhặt ve chai nhưng lại trở thành anh hùng trong lòng biết bao con người. Khi hòa bình lặp lại, những người con của “nội vườn cau”, trong đó có ba của nhân vật “tôi” vẫn thường về thăm để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. Có thể khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Giới thiệu hiện tượng núi lửa (Dàn ý + 5 mẫu)
10.000+ -
Tóm tắt văn bản Đổi tên cho xã (10 mẫu)
5.000+ -
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (6 mẫu)
10.000+ -
Phân tích đoạn trích Đổi tên cho xã (trích Bệnh sĩ)
10.000+ -
Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc
1.000+ -
Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng
50.000+ 2 -
Phân tích đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc (3 mẫu)
1.000+ -
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya
1.000+ -
Viết đoạn văn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích (12 mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch (Dàn ý + 4 mẫu)
10.000+ 1