Viết đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 6 đoạn văn mẫu lớp 8
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.

Nội dung bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 8. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.
Đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ
- Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 1
- Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 2
- Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 3
- Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 4
- Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 5
- Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 6
Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 1
Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” có nhiều nhân vật, nhưng tôi khá ấn tượng với nhân vật phó máy và các thợ phụ. Họ chỉ là nhân vật phụ, nhưng đã góp phần trong việc làm nổi bật tính cách của nhân vật chính. Ông Giuốc-đanh than phiền về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược. Phó may đã lợi dụng mong muốn học làm sang của ông để biện minh cho các việc làm sai trái của mình. Còn các thợ phụ thì gọi ông Giuốc-đanh là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” cốt để nịnh nọt, lấy lòng nhằm xin tiền uống rượu. Các nhân vật này đều hiện lên với vẻ giả tạo, ưa nịnh hót để đạt được mục đích của bản thân.
Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 2
Trong đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, nhân vật bác phó may và các thợ phụ nữa để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Bác phó may hiện lên với vẻ ranh mãnh, dối trá với những hành động như may bít tất và đóng giày chật, may lễ phục với hoa ngược. Khi ông Giuốc-đanh phàn nàn về đôi bít tất bị chật, phó máy đã thản nhiên bão chữa rằng nó sẽ dãn ra. Lúc ông Giuốc-đanh hỏi về bộ lễ phục bị may ngược hoa, phó may lại nói rằng những người quý phái đều mặc như vậy. Bộ đồ phó may may ra còn rất lố bịch nhưng lại nói rằng quý tộc mặc như vậy vì nắm thóp được ông Giuốc-đanh muốn làm quý tộc. Còn các thợ phụ khi vào thử đồ cho ông Giuốc-đanh đã thể hiện rõ bản chất hám tiền. Họ đã nịnh nọt Giuốc-đanh bằng loạt danh xưng cao quý như “ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến cả “đức ông” để khiến ông cho họ tiền. Tóm lại, phó may và các thợ phụ hiện lên với tính cách xấu xa, đáng lên án.
Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 3
Khi đọc đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật phó máy và các thợ phụ. Các nhân vật này đã được tác giả xây dựng những nét tính cách nổi bật. Phó may hiện lên là một người xảo quyệt, dối trá và đầy ranh mãnh. Khi ông Giuốc-đanh than phiền về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược. Phó may đã lợi dụng mong muốn học làm sang của ông để biện minh cho các việc làm sai trái của mình. Còn các thợ phụ thì là những kẻ nịnh hót. Họ liên tục gọi Giuốc-đanh là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” cốt nhằm lấy lòng để xin tiền uống rượu. Các nhân vật trên đều có tính cách xấu xa, đáng phê phán.
Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 4
Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng, đặc biệt là nhân vật bác phó may và các thợ phụ nữa. Bác phó may hiện lên với vẻ ranh mãnh, dối trá với những hành động như may bít tất và đóng giày chật, may lễ phục với hoa ngược. Khi ông Giuốc-đanh phàn nàn về đôi bít tất bị chật, phó máy đã thản nhiên bão chữa rằng nó sẽ dãn ra. Cả lúc ông Giuốc-đanh hỏi về bộ lễ phục bị may ngược hoa, phó may lại nói rằng những người quý phái đều mặc như vậy. Bộ đồ phó may may ra còn rất lố bịch nhưng lại nói rằng quý tộc mặc như vậy vì nắm thóp được ông Giuốc-đanh muốn làm quý tộc. Còn đối với các thợ phụ lại là những kẻ nịnh hót, hàm tiền. Họ gọi Giuốc-đanh là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến cả “đức ông” vì biết ông thích được gọi như vậy. Mục đích là khiến cho ông Giuốc-đanh vui, để cho họ ít tiền để uống rượu. Các nhân vật trên đều có những tính xấu, đáng phê phán và tránh xa.
Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 5
Trong đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, nhân vật phó máy và các thợ phụ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Khi ông Giuốc-đanh than phiền về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược. Thì phó may may đã lợi dụng mong muốn học làm sang của ông để biện minh cho các việc làm sai trái của mình. Còn các thợ phụ thì gọi ông Giuốc-đanh là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” cốt để nịnh nọt, lấy lòng nhằm xin tiền uống rượu. Có thể thấy rằng, các nhân vật này đều hiện lên với vẻ giả tạo, dối trá và ranh mãnh.
Đoạn văn nhận xét về phó máy và các thợ phụ - Mẫu 6
Khi đọc đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, tôi nhận thấy không chỉ ông Giuốc-đanh có tính xấu, mà cả bác phó may và các thợ phụ nữa. Trước tiên, phó may hiện lên với vẻ ranh mãnh, dối trá với những hành động như may bít tất và đóng giày chật, may lễ phục với hoa ngược. Khi ông Giuốc-đanh phàn nàn về đôi bít tất bị chật, phó máy đã thản nhiên bão chữa rằng nó sẽ dãn ra. Hay lúc ông Giuốc-đanh hỏi về bộ lễ phục bị may ngược hoa, phó may lại nói rằng những người quý phái đều mặc như vậy. Bộ đồ phó may may ra còn rất lố bịch nhưng lại nói rằng quý tộc mặc như vậy vì nắm thóp được ông Giuốc-đanh muốn làm quý tộc. Tiếp đến, các thợ phụ đi theo phó may cũng không khá hơn, khi vào thử đồ cho ông Giuốc-đanh đã thể hiện rõ bản chất hám tiền. Họ đã nịnh nọt ông Giuốc-đanh bằng loạt danh xưng cao quý như “ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến cả “đức ông”. Mục đích của họ là khiến cho ông Giuốc-đanh vui, cho họ ít tiền để uống rượu. Như vậy, có thể thấy rằng, phó may và các thợ phụ quả là những người tham lam, thủ đoạn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Giới thiệu hiện tượng núi lửa (Dàn ý + 5 mẫu)
10.000+ -
Tóm tắt văn bản Đổi tên cho xã (10 mẫu)
5.000+ -
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (6 mẫu)
10.000+ -
Phân tích đoạn trích Đổi tên cho xã (trích Bệnh sĩ)
10.000+ -
Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc
1.000+ -
Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng
50.000+ 2 -
Phân tích đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc (3 mẫu)
1.000+ -
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya
1.000+ -
Viết đoạn văn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích (12 mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch (Dàn ý + 4 mẫu)
10.000+ 1