Tài liệu ôn thi cấp tốc lý thuyết Vật lý 12 luyện thi THPT Quốc gia 2024 Lý thuyết Lý 12
Tài liệu ôn thi cấp tốc lý thuyết Vật lý 12 luyện thi THPT Quốc gia 2024 giúp các em hệ thống toàn bộ kiến thức lý thuyết trọng tâm nhất của môn Vật lí, nắm chắc kiến thức để tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm 2024.
Bộ tài liệu ôn thi lý thuyết Vật lý 12 gồm 59 trang, thâu tóm toàn bộ kiến thức lý thuyết của 7 chương trong SGK Vật lí 12 hiện hành cho các em ôn tập, giải nhanh các bài tập Vật lí. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Công thức Vật lí 12. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Tổng hợp lý thuyết Lý 12 ôn thi THPT Quốc gia 2024
I. Đại cương về dao động điều hòa
1. Các khái niệm cơ bản
- Dao động là chuyển động qua lại trên một đoạn đường xác định, quanh một vị trở cân bằng.
- Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
- Chu kỳ dao động là thời gian vật thực hiện được một dao động toàn phần gọi. Ký hiệu là T, đơn vị là giây (s).
- Tần số dao động là số dao động toàn phần mà vật thực hiện được trong một giây. Ký hiệu là f,
\(f=\frac{1}{t}\), đơn vị là héc (Hz).
2. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian nhân với một hằng số.
Phương trình dao động
x = Acos (ω t + φ )
Trong đó:
- x: li độ của dao động
- A: biên độ dao động
- ω: tần số góc của dao động (đơn vị: rad/s)
- ωt+φ: pha của dao động tại thời điểm t (đơn vị: rad)
- φ: pha ban đầu của dao động
- Chu kì T: Là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.
Đơn vị của chu kì : s (giây)
- Tần số f: Là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
Đơn vị của tần số: Hz (héc)
- Tần số góc ω: Là đại lượng liên hệ với chu kì T hay với tần số f bằng hệ thức: \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = 2\pi f\)
Đơn vị của tần số góc: rad/s
- Một chu kì dao động vật đi được quãng đường là S = 4A
- Chiều dài quỹ đạo chuyển động của vật là L = 2A
- Vận tốc:
\(v = x' = - \omega A\sin (\omega t + \varphi ) = \omega Acos(\omega t + \varphi + \dfrac{\pi }{2})\)
- Tại VTCB: vận tốc có độ lớn cực đại:
\({v_{{\text{max}}}} = \omega A.\)
- Tại biên: vận tốc tốc bằng 0
- Vận tốc nhanh pha hơn li độ một góc
\(\dfrac{\pi }{2}\) và vận tốc đổi chiều tại biên độ.
- Gia tốc:
\(a = v' = - {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi ) = - {\omega ^2}x = {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi + \pi )\)
- Véc tơ gia tốc luôn luôn hướng về vị trí cân bằng
- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ:
\(\left| a \right| \sim \left| x \right|\)
- Tại biên: gia tốc có độ lớn cực đại
\({a_{{\text{max}}}} = {\omega ^2}A\) , tại VTCB gia tốc bằng 0
- Gia tốc nhanh pha hơn vận tốc một góc
\(\dfrac{\pi }{2}\) và ngược pha so với li độ.
3. Phương trình vận tốc: \(v=x^{\prime}=-\omega A \sin (\omega t+\varphi)\)
- x = 0 (VTCB) thì vận tốc có độ lớn cực đại: \(v_{\max }=\omega A\)
\(-\mathrm{x}= \pm \mathrm{A}\) (biên) thì v=0
4. Phương trình gia tốc: \(a=v^{\prime}=-\omega^2 A \cos (\omega t+\varphi)=-\omega^2 x\)
(a ngược pha với li độ x )
\(- x= \pm A\) thì gia tốc có độ lớn cực đại:
\(\begin{aligned}
& a_{\max }=\omega^2 A \\
& +\mathrm{x}=\mathrm{A}: \quad a=-\omega^2 A \\
& +\mathrm{x}=-\mathrm{A}: \quad a=+\omega^2 A \\
& -\mathrm{x}=0 \text { thì } a=0 \\
&
\end{aligned}\)
Chú ý: Quan hệ về pha của x, v, a được biểu diễn ở hình bên dưới.
5. Hệ thức độc lập thời gian giữa x, v và a
Ta có: \(\cos ^2(\omega t+\varphi)=\frac{x^2}{A^2}\left({ }^*\right) ; \sin ^2(\omega t+\varphi)=\frac{x^2}{\omega^2 A^2}(* *) ;\) và
\(\cos ^2(\omega t+\varphi)=\frac{a^2}{\omega^4 A^2}(* * *)\)
+ Cộng vế với về (*) và (**) ta được:\(\frac{x^2}{A^2}+\frac{x^2}{\omega^2 A^2}=1 \quad \text { hay } \quad A^2=x^2+\frac{v^2}{\omega^2}\)(đồ thị x - v là đường elip}
+ Cộng vế với về (**) và (***) ta được:
\(\frac{x^2}{\omega^2 A^2}+\frac{a^2}{\omega^4 A^2}=1\) hay
\(\quad v_{\max }^2=\omega^2 A^2=v^2+\frac{a^2}{\omega^2} \quad\)(đồ thị v-a là đường elip)
+ \(a=-\omega^2 x\) (đồ thị a - x là đoạn thẳng)
6. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ x1 đến x2 (**)
II. Con lắc
1. Tần số góc
2. Chu kì tần số
............
Nội dung chi tiết Lý thuyết 12
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
Mới nhất trong tuần
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí sở GD&ĐT Bắc Ninh
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí sở GD&ĐT Hải Phòng
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí sở GD&ĐT Quảng Ninh
100+ -
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí (Có đáp án)
10.000+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí trường THPT Tân Phú, Đồng Nai
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đồng Nai
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí trường THPT Cẩm Thủy 3
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Vật lí trường THPT Triệu Sơn 2
100+