Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 25 sách Cánh diều tập 1
Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa. Mời tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa
Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa
1. Chuẩn bị
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh hải (nay là Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội và theo học ở trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.
- Từ 1952 - 1958, ông công tác và chiến đầu tại Sư đoàn 320.
- Năm 1963, Nguyễn Minh Châu về Phòng Văn nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), Lửa từ những ngôi nhà (1977)...
- Tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1987)...
- Các tác phẩm viết cho thiếu nhi: Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Đảo đá kỳ lạ (1985)...
- Tiểu luận phê bình: Trang giấy trước đèn (1994)
2. Đọc hiểu
Câu 1. Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ không? Dự đoán về hành động của họ.
Hướng dẫn giải:
- Sự xuất hiện của hai nhân vật gây bất ngờ.
- Dự đoán hành động: trở về nhà sau một ngày ra khơi.
Câu 2. Cảnh tượng này đem lại cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
Cảnh tượng này khiến em cảm thấy sợ hãi, tức giận.
Câu 3. Sự tương phản trong chân dung của mẹ và con gái đem lại cho em suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
Sự tương phản trong chân dung của mẹ và con gái càng tô đậm nỗi khốn khổ, bất hạnh của người đàn bà.
Câu 4. Thử suy đoán về điều vừa vỡ ra trong đầu vị chánh án?
Hướng dẫn giải:
Suy đoán: Đẩu hiểu hơn về số phận, cuộc đời của những người phụ nữ
Câu 5. Tại sao hình ảnh con thuyền sóng gió được lặp lại trong đoạn văn này?
Hướng dẫn giải:
Nguyên nhân: nhấn mạnh thông điệp tác giả muốn truyền tải về những bất hạnh mà con người vẫn phải trải qua.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với nhân vật khác trong truyện.
Hướng dẫn giải:
- Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: người đàn bà hàng chài
- Sơ đồ:

Câu 2. Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của ai? Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này.
Hướng dẫn giải:
- Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của Phùng - một nhiếp ảnh gia
- Ý nghĩa: tạo điểm nhìn trần thuật độc đáo, sắc sảo và khách quan, mang tính thuyết phục cao.
Câu 3. Hãy nêu và nhận xét sự biến đổi trong cảm nhận của nhân vật Phùng về gia đình người đàn bà hàng chài trong truyện.
Hướng dẫn giải:
- Thái độ của Phùng khi chứng kiến người đàn bà hàng chài bị đánh: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Anh ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.
- Mấy ngày sau đó, người đàn bà được chánh án Đẩu mời lên tòa. Tại đây Đẩu khuyên chị hãy bỏ người chồng vũ phu. Thế nhưng, khi chánh án Đẩu nhắc đến chuyện ly hôn, chị ta lại van xin “Con lạy quý tòa … Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...”. Câu trả lời của người đàn bà hàng chài khiến cho Phùng cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt và phải bước ra.
- Khi nghe người đàn bà hàng chài tâm sự về người chồng, chấp nhận hy sinh vì các con, Phùng đã hiểu ra không thể đơn giản, một chiều mà phải có cái nhìn đa chiều đa diện để hiểu đúng bản chất của đối tượng và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu xa sau lớp vẻ ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.
Câu 4. Phân tích tính đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài.
Hướng dẫn giải:
- Một người phụ nữ hiền lành, nhút nhát: Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên ly hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa … đừng bắt con bỏ nó”.
- Một người phụ nữ từng trải: “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăn…”
- Một người phụ nữ giàu đức hy sinh: Nhận mọi lỗi lầm về mình “Giá tôi đẻ ít đi…”, hiểu được nỗi khổ của chồng “người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động…”.
- Một người phụ nữ giàu tình yêu thương: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ…”, “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn no”...
=> Qua câu chuyện và thái độ của người đàn bà, có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.
Câu 5. Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó, nêu lên chủ đề của tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
- Khi chánh án Đẩu đề nghị người đàn bà hàng chài nên ly hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa … đừng bắt con bỏ nó”, bởi theo chị:
- Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.
- Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.
=> Người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.
- Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng cả hai đều thấy giận dữ và bất bình.
- Người đàn bà hàng chài thay đổi thái độ, sắc sảo hơn:
- “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăn…”
- “Giá tôi đẻ ít đi…”, hiểu được nỗi khổ của chồng “người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động…”.
- “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ…”, “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn no”...
=> Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà, chánh án Đẩu thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.
- Bài học rút ra: phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất.
Câu 6. Hãy trình bày quan điểm của em về sự lựa chọn cách sống của người đàn bà hàng chài.
Hướng dẫn giải:
- Quan điểm về sự lựa chọn cách sống của người đàn bà hàng chài: không đồng tình, cũng không phản đối.
- Nguyên nhân: lựa chọn của người đàn bà hàng chài xuất phát từ hoàn cảnh cuộc sống lúc bấy giờ, cũng như tấm lòng vị tha, thấu hiểu của nhân vật này.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tổng hợp kiến thức phần đọc hiểu thi THPT Quốc gia 2024
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng
-
Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở
-
Tập làm văn lớp 5: Tả một người ở địa phương em sinh sống (Dàn ý + 9 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Vũng Tàu
-
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (9 Mẫu)
-
Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị
-
Bài tập thì quá khứ đơn Tiếng Anh lớp 7
-
Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về Vịnh Hạ Long (8 mẫu)
-
Tìm nghiệm của đa thức - Cách tìm nghiệm của đa thức
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 53 Cánh diều
100+ -
Soạn bài Đêm trăng và cây sồi Cánh diều
100+ -
Soạn bài Ánh sáng cứu rỗi Cánh diều
100+ -
Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia Cánh diều
100+ -
Soạn bài Vi hành Cánh diều
100+ -
Soạn bài Nhật kí trong tù Cánh diều
100+ -
Soạn bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - cuộc đời và sự nghiệp Cánh diều
100+ -
Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân Cánh diều
100+ -
Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Phân tích bài thơ Việt Bắc Cánh diều
100+