Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống Giải Sinh 10 trang 19 sách Cánh diều
Giải bài tập Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về các cấp độ tổ chức sống, đặc điểm chung và quan hệ của các cấp độ tổ chức sống. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 19 →21.
Giải Sinh 10 Bài 3 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Giải Sinh 10: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
1. Các cấp độ tổ chức sống
Trả lời câu hỏi trang 19
Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.
Gợi ý đáp án
Từ hình 3.1, ta có thể rút ra các cấp độ tổ chức của thế giới sống là:
Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.
Trả lời câu hỏi trang 20
Câu 1: Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống.
Gợi ý đáp án
Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
Cấp độ tổ chức sống có các ví dụ như:
+ Ví dụ của phân tử là nước
+ Ví dụ của bào quan là diệp lục
+ Ví dụ của tế bào là tế bào lá cây
+ Ví dụ của mô là mô phân sinh đỉnh
+ Ví dụ của cơ quan là l
+ Ví dụ của hệ cơ quan là tán lá
+ Ví dụ của cơ thể là cây cọ
+ Ví dụ của quần thể là quần thể cọ
+ Ví dụ của quần xã – hệ sinh thái là rừng cọ nhiệt đới
Câu 2: Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có thể thực hiện đầy đủ các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.
2. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống
Trả lời câu hỏi trang 20
Câu 1: Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?
Gợi ý đáp án
Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung là:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là đặc điểm đầu tiên của thế giới sống.
- Chúng đều là những hệ thống mở tự điều chỉnh.
Câu 2: Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ.
Gợi ý đáp án
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.
Ví dụ của tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là các cá thể của một cấp độ tổ chức gồm nhiều tế bào, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong cơ thể và mối quan hệ giữa các tế bào trong cơ thể mà ở cấp độ tế bào không có.
Câu 3: Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Gợi ý đáp án
Cân bằng nội môi là một ví dụ điểm hình về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người: Nồng độ glucôzơ trong máu người duy trì ở mức là 0,1%, khi cơ thể thiếu hụt glucose sẽ tự động phân giải glycogen dự trữ để bổ sung lượng glucose thiếu hụt.
3. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
Câu hỏi hoặc thảo luận
Trình bày quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.
Gợi ý đáp án chi tiết:
Quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng chính là quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.
Trả lời câu hỏi trang 21
Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người.
Gợi ý đáp án
Từ hình 3.2, ta có thể rút ra các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người là Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu
100+ -
Sinh học 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
100+ -
Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững
100+ -
Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
100+ -
Sinh học 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
100+ -
Sinh học 10 Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào
100+ -
Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
1.000+ -
Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme
100+ -
Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
100+ -
Sinh học 10: Ôn tập phần 2
100+