Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus Giải Sinh 10 trang 131 sách Cánh diều
Giải bài tập Sinh 10 Bài 21: Khái niệm cấu tạo và chu trình nhân lên của virus sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về cấu tạo của virus. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 131 →133.
Giải Sinh 10 Bài 21 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 21: Khái niệm cấu tạo và chu trình nhân lên của virus, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Giải Sinh 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
I. Khái niệm virus
Câu 1 trang 131
Nêu khái niệm virus, từ đó cho biết virus có những đặc điểm nào khác so với vi khuẩn?
Lời giải
- Khái niệm virus: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.
- Virus có các đặc điểm khác với vi khuẩn:
Virus |
Vi khuẩn |
Có kích thước rất nhỏ |
Có kích thước lớn hơn |
Không có cấu tạo tế bào |
Có cấu tạo tế bào |
Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật |
Sống kí sinh hoặc sống tự do trong môi trường |
Chỉ có DNA hoặc RNA |
Có cả DNA và RNA |
Không có ribosome |
Có ribosome |
II. Cấu tạo của virus
Câu 2 trang 132
Quan sát hình 21.2 và cho biết các thành phần cấu tạo virus. Hãy nêu chức năng của các thành phần đó?
Lời giải
- Các thành phần cấu tạo virus: Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid. Một số loại virus (virus có màng bọc) có thêm thành phần là màng bọc nằm bên ngoài vỏ capsid.
- Chức năng của các thành phần cấu tạo virus:
+ Lõi nucleic acid có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.
+ Vỏ capsid có chức năng bao bọc bảo vệ virus, đồng thời, ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
+ Màng bọc có các gai glycoprotein đóng vai trò là thụ thể cho virus có màng bọc bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
III. Chu trình nhân lên của virus
Câu 3 trang 132
Quan sát các hình 21.4, 21.5 và mô tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Em có nhận xét gì về thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ
Lời giải
- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus:
+ Giai đoạn 1 - Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
+ Giai đoạn 2 - Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào vật chủ. Virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
+ Giai đoạn 3 - Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp
+ Giai đoạn 4 - Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.
+ Giai đoạn 5 - Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần.
- Nhận xét về thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ: Thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ rất nhanh (tổng thời gian khoảng 22 phút).
Câu hỏi 4 trang 133
Quan sát các hình 21.4, 21.5 và cho biết điều gì xảy ra với tế bào chủ khi virus được giải phóng?
Lời giải
- Nếu virus được giải phóng ồ ạt thì tế bào chủ bị phá hủy ngay lập tức.
- Nếu virus chui từ từ ra ngoài thì tế bào chủ sẽ bị chết dần.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu
100+ -
Sinh học 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
100+ -
Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững
100+ -
Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
100+ -
Sinh học 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
100+ -
Sinh học 10 Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào
100+ -
Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
1.000+ -
Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme
100+ -
Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
100+ -
Sinh học 10: Ôn tập phần 2
100+