Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp Soạn bài Tôi đi học CD
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp là Câu hỏi 3 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1. Toàn bộ lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Tôi đi học Kết nối tri thức.
Đề bài: Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật.
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên tới lớp
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi - Mẫu 1
* Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp:
- Khi cùng mẹ đi trên đường đến trường:
- Cảnh vật, con đường vốn đi lại nhiều lần nhưng hôm nay bỗng nhiên thấy lạ.
- Cảm nhận thấy bản thân dường như đã thay đổi: “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn”.
- Muốn tự mình cầm sách vở.
- Khi nghe gọi tên: giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.
- Khi phải rời xa vòng tay mẹ cùng các bạn vào lớp học: giật mình khi bị gọi tên bị gọi tên, nhìn thấy mấy cậu bạn nức nở khóc liền dúi vào lòng mẹ khóc theo.
- Khi ngồi trong lớp học: Cảm thấy mùi hương lạ xông vào lớp học, ngắm nhìn mọi vật xung quanh, không cảm thấy xa lạ với người bạn bên cạnh, nhìn theo cánh chim ngoài kia để nhớ lại kỉ niệm cũ…
* Tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật: giúp diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi một cách sinh động hơn, làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi - Mẫu 2
* Phân tích Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi:
- Khi cùng mẹ đến trường. Cảnh vật, con đường vốn đi lại nhiều lần nhưng hôm nay bỗng nhiên thấy lạ. Tôi cũng cảm nhận thấy bản thân dường như đã thay đổi: “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn”. Đặc biệt suy nghĩ của tôi khi muốn thử sức tự cầm sách vở. Và chính bản thân tôi cũng cảm thấy bỡ ngỡ trong buổi đầu đến trường.
- Khi đến trường, khung cảnh trước sân trường Mĩ Lí dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ. Không khí tựu trường vui tươi, nhộn nhịp. Điều đó khiến tôi cảm thấy bỡ ngỡ, có chút rụt rè. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Nhưng những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học.
- Khi ngồi trong lớp học, tôi đã cảm thấy mùi hương lạ xông vào lớp học, ngắm nhìn mọi vật xung quanh, không cảm thấy xa lạ với người bạn bên cạnh, nhìn theo cánh chim ngoài kia để nhớ lại kỉ niệm cũ. Và rồi, t ôi trở lại với không khí của lớp học: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ: “Tôi đi học” khép lại truyện ngắn nhưng mở ra một bầu trời mới.
* Câu văn so sánh:
- Những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi”:
- Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
- Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.
- Tác dụng: Giúp diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi một cách sinh động hơn, làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
400 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia 2024
-
Phân tích tác phẩm Một đám cưới của Nam Cao
-
Bộ đề ôn tập hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 2
-
Viết đoạn văn tiếng Anh về Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
-
100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 (Có đáp án)
-
Em hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
-
Hệ thống kiến thức môn Sinh Học ôn thi THPT Quốc gia 2024
-
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về vai trò của gia đình (6 Mẫu)
-
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Lịch sử
-
Nghị luận Thương người như thể thương thân (Dàn ý + 10 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp
100+ -
Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo
100+ -
Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa, so sánh cốt truyện Gió lạnh đầu mùa và Tôi đi học
100+ -
Soạn bài Bộ phim "Người cha và con gái" Cánh diều
1.000+ -
Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung?
1.000+ -
Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh Cánh diều
1.000+ -
Soạn bài "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ cho thiếu nhi Cánh diều
1.000+ 1 -
Soạn bài Chiều sâu của truyện Lão Hạc Cánh diều
100+ -
Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học Cánh diều
1.000+ -
Soạn bài Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ Cánh diều
1.000+