KHTN Lớp 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 179
Giải KHTN 6 Bài 52 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Chuyển động nhìn thấy của mặt trời, Thiên thể thuộc Chương X: Trái đất và bầu trời.
Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 179, 180, 181, 182 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 52 mời các bạn theo dõi nhé.
Giải KHTN Lớp 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
Phần mở đầu
❓Có người nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây. Em nghĩ gì về điều này?
Trả lời:
Có người nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây, đây là chuyển động nhìn thấy chứ không phải là chuyển động thực của Mặt Trời.
I. Chuyển động "nhìn thấy" và chuyển động "thực"
❓Tìm thêm ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.
Trả lời:
Ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực:
- Chuyển động nhìn thấy: Chỉ có ban tối, ta mới nhìn thấy Mặt Trăng.
Chuyển động thực là Mặt Trăng xuất hiện cả ban ngày, nhưng do ánh sáng của Mặt Trời quá mạnh, ánh sáng phản chiếu của Mặt Trăng xuống Trái Đất yếu hơn rất nhiều làm ta không nhìn thấy được.
- Chuyển động nhìn thấy: Một năm ta thấy có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông luân phiên nhau.
Chuyển động thực là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và chuyển động quay quanh trục của nó tạo ra sự thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt Trời xuống Trái Đất nên ta thấy thời tiết thay đổi theo 4 mùa.
II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
❓Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này?
Trả lời:
- Có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác là sử dụng liên hệ giữa chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.
- Chuyển động của Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là chuyển động nhìn thấy. Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời là chuyển động thực. Vậy nên để giải thích hiện tượng Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây là do Mặt Trời đứng yên và Trái Đất cùng các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời.
❓Hình 52.2 có mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó không?
Trả lời:
Hình 1.2 mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
❓ Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng quả địa cầu là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh họa câu trả lời của em.
Trả lời:
- Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Nhưng trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp vì:
- Trái Đất có hình dạng khối cầu.
- Trái Đất tự quay quanh trục
Nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
- Dùng quả địa cầu là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời:
- Sử dụng đèn pin làm ánh sáng Mặt Trời luôn chiếu vào quả địa cầu.
- Cho quả địa cầu tự quay quanh trục của nó
Ta sẽ thấy được có 1 nửa trên quả địa cầu được chiếu sáng là ban ngày, 1 nửa quả địa cầu không được chiếu sáng là ban đêm.
❓Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Tại sao? Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?
Trả lời:
- Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất, vì Trái Đất luôn tự quay quanh trục của nó nên vệ tinh nhân tạo chỉ chụp được một nửa phần Trái Đất.
- Hai ảnh này cách nhau ít nhất là 12 giờ vì thời gian để Trái Đất hoàn thành một vòng quay là 24 giờ nên thời gian để Trái Đất quay nửa vòng là 12 giờ.
III. Phân biệt các thiên thể
❓Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm 1957, bay được 1440 vòng quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 96 phút 17 giây.
Spút – nhích có phải là một thiên thể không? Tại sao?
Trả lời:
Spút – nhích không phải là một thiên thể, vì:
- Thiên thể là các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.
- Spút – nhích là một sản phẩm nhân tạo nên Spút – nhích không phải là một thiên thể.
Em có thể?
❓ Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các sao không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất mới là chuyển động thực.
Trả lời:
Thiết kế một hoạt động đóng vai:
Hoạt động 1: Khởi động
- Đầu tiên, mượn ghế quay ở văn phòng nhà trường
- Mời một người lên ngồi vào ghế và tự xoay ghế quay quanh trục của ghế từ Tây sang Đông, đóng vai trò là Trái Đất.
- Mời 1 bạn đứng ở phía Đông đóng vai trò là Mặt Trời.
- Mời 3 bạn đóng vai trò là các ngôi sao đứng ở vị trí bất kì quanh Trái Đất.
- Các bạn còn lại đứng quan sát.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi
- Bạn đóng vai trò là Trái Đất bắt đầu quay từ Tây sang Đông.
- Các bạn đóng vai trò là Mặt Trời và các ngôi sao đứng yên ở vị trí đã sắp xếp.
Hoạt động 3: Kết luận
- Bạn đóng vai trò là Trái Đất nêu hình ảnh mình nhìn thấy.
- Các bạn khác nêu hình ảnh mình nhìn thấy.
- Chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các sao không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất mới là chuyển động thực.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án)
10.000+ 3 -
KHTN Lớp 6 Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 41: Biểu diễn lực
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
5.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 24: Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
10.000+ 2 -
KHTN Lớp 6 Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 11: Oxygen. Không khí
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
10.000+ 1 -
KHTN Lớp 6 Bài 5: Đo chiều dài
5.000+ 1