Soạn bài Khoa học muôn năm Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 118 sách Cánh diều tập 1
Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Khoa học muôn năm. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.

Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Eballsviet.com giới thiệu ngay sau đây.
Soạn văn 9: Khoa học muôn năm
Soạn bài Khoa học muôn năm
1. Chuẩn bị
- Mác-xim Go-ri-ki (1868 - 1936) là bút danh của A-lếch-xây Pê-scốp. Ông là một trong những nhà văn lớn của nước Nga và của thế giới trong thế kỷ XX. Ông mồ côi bố khi mới lên ba tuổi và sống với ông bà ngoại. Khi trưởng thành, ông phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Bút danh “Go-rơ-ki” theo tiếng Nga có nghĩa là “cay đắng”. Ông là tác giả của bố ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913 - 1914). Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923). Một trong những tác phẩm quan trọng khác của ông là Người mẹ (1906 - 1907) viết về sự chuyển biến tư tưởng của một về phía chủ nghĩa xã hội.
- Khoa học và nghệ thuật có sự tương đồng đều là quá trình sáng tạo của con người, khác biệt ở chỗ khoa học mang tính chính xác cao, còn nghệ thuật thiên về cảm hứng, tính cảm cá nhân,...
- Mác-xim Go-ri-ki đề cao khoa học nhưng không hạ thấp nghệ thuật.
- Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Một số thành tựu khoa học: Trí tuệ nhân tạo (AI),...
2. Đọc hiểu
Câu 1. Ở phần (2), tác giả đã nêu lên sự khác biệt chủ yếu nào giữa nghệ thuật và khoa học?
Hướng dẫn giải:
- Nghệ thuật là tình cảm, phụ thuộc vào cảm xúc, khuất phục trước cá tính, khó phá vỡ rào cản định kiến.
- Khoa học thực nghiệm là kinh nghiệm, tri thức thông qua quan sát tỉ mỉ, lí luận logic, thoát khỏi thứ mà nghệ thuật không rũ bỏ được và nó mang tính quốc tế, nhân loại.
Câu 2. Tác giả muốn khẳng định điều gì ở phần (3)?
Hướng dẫn giải:
Nền dân chủ nước Nga cùng với nền khoa học chính xác đi tới cuộc sống mới.
Câu 3. Điều “mơ ước ” đã cho thấy thái độ của tác giả với khoa học như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Ca ngợi, trân trọng
Câu 4. Xác định mối quan hệ giữa các đoạn trong phần (4).
Hướng dẫn giải:
Các đoạn trong phần (4) có mối quan hệ chặt chẽ, lô-gíc
Câu 5. Điểm giống và khác nhau về nội dung thể hiện ở phần (1) và phần (5) là gì?
Hướng dẫn giải:
- Điểm giống nhau: cả hai phần đều đề cao sự sáng tạo và kì diệu của khoa học.
- Điểm khác nhau: ở phần (1), tác giả có nhắc đến nghệ thuật nhưng ở phần (5), tác giả tuyệt đối hóa tầm quan trọng của khoa học.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tác giả đã nhấn mạnh ý kiến của mình ở phần (1) bằng cách nào? Ưu điểm của cách nhấn mạnh đó là gì?
Hướng dẫn giải:
-Tác giả đã nhấn mạnh ý kiến của mình ở phần (1) bằng cách: phủ định của phủ định
- Ưu điểm: gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc
Câu 2. Sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học được lí giải ở phần (2) nhằm mục đích gì? Nhận xét về cách nêu lí lẽ và phân tích bằng chứng trong phần này.
Hướng dẫn giải:
Giúp người đọc hiểu rõ sự khác nhau giữa nghệ thuật và khoa học, cách nêu lí lẽ và phân tích bằng chứng cụ thể, rõ ràng.
Câu 3. Câu nói của nhà khoa học nổi tiếng được trích dẫn trong phần (3) có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện ý kiến của người viết?
Hướng dẫn giải:
Câu nói của nhà khoa học nổi tiếng được trích dẫn trong phần (3) có tác dụng tăng thêm tính xác thực, thuyết phục cho ý kiến của người viết.
Câu 4. Xác định luận điểm của phần (4). Những yếu tố nào góp phần tạo nên sức thuyết phục trong cách trình bày luận điểm này?
Hướng dẫn giải:
- Luận điểm:
- Tưởng tượng về một tòa thành khoa học.
- Giá trị mà tòa thành ấy đem đến cho con người.
- Cách sống và làm việc từ khoa học.
- Yếu tố góp phần tạo nên sức thuyết phục trong cách trình bày luận điểm: lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng
Câu 5. Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào ở phần (5)? Từ cách viết phần kết của tác giả, em có thể học hỏi được điều gì?
Hướng dẫn giải:
- Thái độ của tác giả được thể hiện ở phần (5): trân trọng, ca ngợi
- Từ cách viết phần kết của tác giả, em có thể học hỏi được điều: cần đan xen nhận xét của người viết
Câu 6. Khái quát và hệ thống lại những nội dung đọc hiểu văn bản Khoa học muôn năm! theo gợi ý trong sơ đồ sau:
Hướng dẫn giải:

Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Tự đánh giá: Nói với con Cánh diều
50.000+ -
Soạn bài Nhật kí đô thị hóa Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Chiều xuân Cánh diều
5.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Cánh diều
10.000+ -
Soạn bài Bếp lửa Cánh diều
100.000+ 2 -
Soạn bài Quê hương Cánh diều
5.000+ -
Soạn bài Dế chọi Cánh diều
5.000+ -
Soạn bài Vụ cải trang bất thành Cánh diều
1.000+ -
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Cánh diều
5.000+