Hoạt động trải nghiệm 9: Tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Kết nối tri thức trang 30, 31
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 trang 30, 31 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình của Chủ đề 5: Em với gia đình.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 3 hoạt động của bài 2 chủ đề 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Hoạt động trải nghiệm 9 Bài 2: Tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình
Câu 1: Chia sẻ về cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình mà em đã thực hiện.
Gợi ý:
- Những công việc trong gia đình mà em đã được phân công thực hiện.
- Cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình mà em đã thực hiện.
Trả lời:
- Những công việc trong gia đình mà em đã được phân công thực hiện:
- Quét nhà, lau nhà.
- Cắm cơm.
- Rút và gấp quần áo.
- Rửa bát
- Lau bàn ghế, kệ tủ, bàn học.
- Cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình mà em đã thực hiện:
- Lập danh sách tất cả các công việc.
- Xác định việc làm quan trọng
- Đánh dấu những việc gấp.
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa trên mức độ quan trọng và khẩn cấp.
Câu 2: Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình.
Gợi ý:
- Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện.
- Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên.
- Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lý cho các công việc theo thứ tự ưu tiên.
- Sử dụng công cụ quản lí thời gian như: phiếu nhắc việc, lịch bàn, thời gian biểu,…
- Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh.
Trả lời:
Cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình.
- Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện.
- Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên.
- Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lý cho các công việc theo thứ tự ưu tiên.
- Sử dụng công cụ quản lí thời gian như: phiếu nhắc việc, lịch bàn, thời gian biểu,…
- Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Có trách nhiệm với công việc của mình.
Hoạt động 2: Thực hành tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình
Câu 1: Tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân theo gợi ý sau:
Trả lời:
STT |
Cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình |
Việc thực hiện của bản thân |
Ghi chú |
|
Có |
Không |
|||
1 |
Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện |
x |
||
2 |
Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên |
x |
||
3 |
Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lí cho các công việc theo thứ tự ưu tiên |
x |
||
4 |
Sử dụng công cụ quản lí thời gian |
x |
||
5 |
Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh |
x |
Câu 2: Xác định những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình.
Trả lời:
- Phân chia công việc phù hợp với thời gian biểu và khả năng thực hiện của từng thành viên gia đình
- Cần quản lí thời gian hiệu quả và nghiêm túc hơn (phân phối thời gian hợp lý cho từng loại công việc khác nhau, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công việc).
- Luôn quan tâm và ưu tiên việc chăm sóc, giúp đỡ người già, trẻ em, người có sức khoẻ yếu trong gia đình.
Câu 3: Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học và chia sẻ kết quả.
Trả lời:
- Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học:
Nội dung công việc | Thời gian thực hiện |
Dọn dẹp nhà cửa | Sau khi đi học về |
Cắm cơm | Buổi trưa hoặc chiều |
Tổng vệ sinh nhà cửa | Cuối tuần |
Gấp quần áo | Buổi chiều sau khi tắm rửa xong |
- Khi tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học, bản thân luôn hoàn thanh các công việc một cách nhanh và gọn gàng nhất.
Hoạt động 3: Duy trì việc tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình
Câu 1: Tiếp tục thực hiện tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình trong cuộc sống hàng ngày.
Trả lời:
Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học:
Nội dung công việc | Thời gian thực hiện |
Dọn dẹp nhà cửa | Sau khi đi học về |
Cắm cơm | Buổi trưa hoặc chiều |
Tổng vệ sinh nhà cửa | Cuối tuần |
Gấp quần áo | Buổi chiều sau khi tắm rửa xong |
Câu 2: Chia sẻ kết quả thực hiện, cảm xúc của em và gia đình.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Hoạt động trải nghiệm 9: Biện pháp phát triển kinh tế gia đình
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Tạo động lực cho bản thân
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Ứng phó với căng thẳng và áp lực
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Khám phá khả năng thích nghi của bản thân
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng truyền thống nhà trường và các hoạt động lao động công ích
100+