Hoạt động trải nghiệm 9: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Kết nối tri thức trang 12, 13
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 trang 12, 13 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân của Chủ đề 2: Khám phá bản thân.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 3 hoạt động của bài 1 chủ đề 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Hoạt động trải nghiệm 9 Bài 1: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
Hoạt động 1: Tìm hiểu điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử
Câu 1: Chỉ ra những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật trong mỗi tình huống sau:
Tình huống 1: Lê và các bạn trong nhóm rủ nhau vào thư viện trường để tìm tư liệu cho một dự án học tập. Nhờ sự hướng dẫn, hỗ trợ của cô phụ trách thư viện nên các bạn đã nhanh chóng tìm được tài liệu cần thiết. Các bạn mừng rỡ, hăng hái cùng nhau thảo luận, lựa chọn thông tin trong tài liệu mà quên cảm ơn cô. Trong khi trao đổi, một vài bạn trong nhóm còn cười nói rất to khiến cô phụ trách thư viện phải nhắc nhở.
Tình huống 2: Giờ ra chơi, Huy đang đứng nói chuyện với bạn thì bị một em học sinh lớp 6 va phải suýt ngã. Huy tức giận, đang định mắng cho em ấy một trận thì cậu bé vội vàng xin lỗi:
- Em…em xin lỗi anh, em không cố ý ạ!
Thái độ chân thành của cậu bé khiến cơn giận của Huy lắng xuống. Huy nhẹ nhàng nhắc:
- Lần sau em nhớ đi đứng cẩn thận hơn nhé!
Trả lời:
Tình huống 1:
- Điểm tích cực: Lê và các bạn rủ nhau vào thư viện trường để tìm tài liệu học tập.
- Điểm chưa tích cực:
- Quên cảm ơn cô phụ trách thư viện khi được cô giúp đỡ tìm tài liệu.
- Cười nói rất to khi trong đổi khiến cô phụ trách phải nhắc nhở.
Tình huống 1:
- Điểm tích cực:
- Em học sinh lớp 6 vội vàng xin lỗi khi va vào người Huy.
- Huy nhắc nhở em đi đứng cẩn thận.
- Điểm chưa tích cực: Huy tức giận và định mắng em học sinh va vào người mình.
Câu 2: Thảo luận về những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
Gợi ý:
- Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực:
- Lắng nghe khi người khác đang nói.
- Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
- Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực:
- Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước.
- Có những lời nói, hành động, cử chỉ làm tổn thương người khác.
- Chen lấn, xô đẩy, cười đùa,…gây mất trật tự nơi công cộng.
Trả lời:
- Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực:
- Lắng nghe khi người khác đang nói.
- Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
- Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai khi đi các phương tiện công cộng.
- Giúp đỡ người già, em nhỏ, người khuyết tật đi sang đường.
- Ở các nơi công cộng luôn phải xếp hàng, nói năng nhỏ nhẹ, không ảnh hưởng đến người xung quanh.
- Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu và cảm thông
- Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực:
- Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước.
- Có những lời nói, hành động, cử chỉ làm tổn thương người khác.
- Chen lấn, xô đẩy, cười đùa,…gây mất trật tự nơi công cộng.
- Nói xấu sau lưng người khác.
- Dè bỉu, xa lánh một người vì họ khác biệt.
- Ăn mặc xuề xoà, tuỳ tiện.
- Đi muộn, về sớm.
- Không tuân thủ quy định chung khi diễn ra hoạt động.
- Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng gây mất trật tự công cộng
- Không hoàn thành công việc được giao
Hoạt động 2: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
Câu 1: Chỉ ra những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân bằng cách tự đánh giá mức độ biểu hiện.
Trả lời:
Hành vi giao tiếp, ứng xử |
Mức độ biểu hiện |
||
Không bao giờ |
Thỉnh thoảng |
Thường xuyên |
|
1. Lắng nghe và nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện |
x |
||
2. Ở các nơi công cộng luôn phải xếp hàng, nói năng nhỏ nhẹ, không ảnh hưởng đến người xung quanh. |
x |
||
3. Dè bỉu, chê bai điểm khác biệt của người khác. |
x |
||
4. Nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai khi đi các phương tiện công cộng. |
x |
||
5. Đi muộn, về sớm. |
Câu 2: Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
Trả lời:
- Điểm tích cực:
- Lắng nghe và nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện.
- Nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người khuyết tật khi đi các phương tiện công cộng.
- Xếp hàng, nói nhỏ, không cười đùa ở các địa điểm công cộng.
- Điểm chưa tích cực:
- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Ăn mặc xuề xoà, tuỳ tiện.
- Đi muộn, về sớm.
Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân
Câu 1:Thực hiện rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân trong cuộc sống hằng ngày..
Trả lời:
Bản thân tích cực rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử: Ở các nơi công cộng luôn phải xếp hàng, nói năng nhỏ nhẹ, không ảnh hưởng đến người xung quanh; không ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước,…
Câu 2: Chia sẻ kết quả thực hiện.
Trả lời:
Sau khi thực hiện rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày em chia sẻ kết quả với thầy cô và các bạn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Hoạt động trải nghiệm 9: Biện pháp phát triển kinh tế gia đình
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Tạo động lực cho bản thân
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Ứng phó với căng thẳng và áp lực
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Khám phá khả năng thích nghi của bản thân
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng truyền thống nhà trường và các hoạt động lao động công ích
100+