Giáo án Vật lí 11 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 2) Kế hoạch bài dạy Vật lý 11 năm 2025 - 2026

Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 2 năm 2025 - 2026 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát chương trình trong SGK từ bài 11 đến hết bài 20.

Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 2 được biên soạn rất chi tiết đầy đủ theo Công văn 5512 gồm các tiết học theo phân phối chương trình năm 2025 - 2026. Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 2 bao gồm các mục tiêu học tập, nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, các hoạt động và bài tập, đánh giá kết quả học tập, và các tài liệu tham khảo. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm bài giảng điện tử môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 2.

Lưu ý: Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 2 thiếu bài 15. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian tới.

Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 2 năm 2025 - 2026

Chương 3: ĐIỆN TRƯỜNG

BÀI 11: ĐỊNH LUẬT COULOMB VỀ TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác.

- Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích.

- Sử dụng biểu thức F = q1q2/4πεor2, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

2. Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học

+ Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví dụ có trong thực tế.

+ Biết nâng cao khả năng tự đọc hiểu SGK

+ Có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề

+ Nhận biết và vận dụng các kiến thức đã học về cách nhiễm điện vào thực tế máy lọc không khí

+ Hiểu được khái niệm về định luật Cu-long

+ Giải quyết được các bài toán về định luật Cu-long.

b. Năng lực vật lí

- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.

- Biết cách làm nhiễm điện các vật.

- Áp dụng định luật Cu – lông vào việc giải các bài toán đơn giản về cân bằng của hệ điện tích điểm.

- Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế bài học.

- Giải các bài toán về lực Cu-lông và tổng hợp các vectơ lực

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực xây dựng bài.

- Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức.

- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong quá trình thảo luận chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Tài liệu giảng dạy: SGK, SGV, SBT

- Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.

- Dụng cụ thí nghiệm: Chuẩn bị một số thí nghiệm đơn giản về nhiễm điện (một chiếc điện nghiệm, thanh êbônit, thước nhựa, miếng vải lụa, miếng len dạ).

- Dụng cụ hỗ trợ khác: phần mềm flash về hiện tượng nhiễm điện.

2. Học sinh

- Ôn lại các kiền thức liên quan đã được học ở Vật lý 7 THCS.

- Chuẩn bị một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản về nhiễm điện như thước nhựa, miếng vải lụa, miếng len dạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Hoạt động này, từ một hoạt động tương đối quen thuộc nhưng sẽ được mô tả bằng thuật ngữ vật lý, không bằng ngôn ngữ hằng ngày, tạo cho HS sự hào hứng trong việc tìm hiểu nội dung bài học.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học.

c. Sản phẩm học tập:

- Bước đầu HS đưa ra được nhận xét về quá trình thực hiện của hoạt động.

d. Tổ chức thực hiện

Các bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về sự nhiễm điện

- GV lấy một vài ví dụ cụ thể, cho HS tự làm thí nghiệm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát thí nghiệm vừa làm và trả lời câu hỏi của GV

+ Qua thí nghiệm các em vừa làm thì vật nào đã bị nhiễm điện?

+ Để kiểm tra một vật có bị nhiễm điện hay không ta làm như thế nào?.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi mở đầu: Theo như quan sát, ta thấy:

+ Vật bị nhiễm điện: thước, bút..

+ Dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra vật có bị nhiễm điện hay không

Bước 4: GV kết luận nhận định

- GV tiếp nhận và nhận xét câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài: “Như các em đã trả lời ở trên và ta cũng đã biết vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích. Ở THCS, các em đã biết các điện tích hoặc đẩy nhau hoặc hút nhau,. Vậy tương tác giữa các điện tích xảy ra như thế nào? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm. Chúng ta vào bào học hôm nay.

Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích

...........

Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 2 

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨

Tài liệu tham khảo khác

Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm