Giáo án Vật lí 11 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Vật lý 11 năm 2025 - 2026

Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 1 năm 2025 - 2026 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát chương trình trong SGK từ bài 1 đến hết bài 10.

Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 1 được biên soạn rất chi tiết đầy đủ theo Công văn 5512 gồm các tiết học theo phân phối chương trình năm 2025 - 2026. Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 1 bao gồm các mục tiêu học tập, nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, các hoạt động và bài tập, đánh giá kết quả học tập, và các tài liệu tham khảo. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm bài giảng điện tử môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 1.

Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo học kì 1 năm 2025 - 2026

Chương 1: DAO ĐỘNG CƠ

BÀI 1: MÔ TẢ DAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.

- Nêu được các khái niệm: dao động tự do, dao động tuần hoàn và dao động điều hòa.

- Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

- Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha dao động, độ lệch pha và xác định được các đại lượng trên dựa vào đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước).

- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha dao động và độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh đọc và nghiên cứu bài tại nhà. Chuẩn bị các câu hỏi cần trao đổi với giáo viên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu của gv để hoàn thành các phiếu học tập, lập được phương án thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể hoàn thành được phương án thí nghiệm khác sgk nhưng vẫn khả thi, và ghi nhận được số liệu chuẩn xác nhất, nhanh nhất.

b. Năng lực đặc thù môn học

- Nhận thức vật lí:

+ Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha và xác định được các đại lượng này dựa vào đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước).

+ Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:

+ Thiết kế được phương án thí nghiệm và thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.

+ Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong các câu hỏi cá nhân. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm khi thực hiện thí nghiệm.

- Trách nhiệm: Học sinh thảo luận nhóm để thiết kế được phương án thí nghiệm và thực hiện được thí nghiệm.

- Trung thực: Học sinh báo cáo đúng số liệu lấy được khi thực hiện thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học.

- Phiếu học tập

- Laptop, màn hình TV, Bảng đen

- Dụng cụ thí nghiệm

- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy

................

Xem đầy đủ nội dung giáo án trong file tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm