Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 2) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6 (Full)

Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức - Học kì 2 mang tới đầy đủ các bài giáo án trong học kì 2, là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK Mĩ thuật 6 KNTT, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án lớp 6 của mình.

Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức học kì 2 được thiết kế chi tiết, sinh động giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để trình bày giáo án mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Ngoài ra, có thể tham khảo bộ Giáo án Mĩ thuật 6 Cả năm. Sau đây là nội dung chi tiết của giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức học kì 2 mời thầy cô cùng tham khảo bài viết nhé:

Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức Học kì 2

Bài 9 SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

I. MỤC TIÊU: (Bài đánh giá cuối kì I).

1. Kiến thức.

- Giới thiệu một số trò chơi dân gian: Cả nước-của địa phương(nếu có) và xem một số bức tranh về đề tài này.

- Tìm hiểu các bước vẽ một SPMT là tranh đề tài trò chơi dân gian và thực hiện vẽ hoàn thiện.

- Trưng bày sản phẩm, nhận xét – đánh giá bài vẽ cuối kì I.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, quan sát phân tích, tư duy xây dựng ý tưởng, tự độc lập tự sáng tạo sản phẩm vẽ .

- Năng lực riêng:

- Nhận biết được một số đặc điểm trò chơi dân gian, xây dựng ý tưởng hình ảnh cần vẽ, thiết kết lựa chọn màu sắc, đường nét, đậm nhạt thể hiện tạo sản phẩm là bức tranh có nội dung của chủ đề.

- Biết cách phân tích sử dụng các yếu tố tạo hình ngôi nhà 2D.

- Biết nhận xét, đánh giá nguyên lý tạo hình, bố cục, màu sắc, tạo SPMT của cá nhân, để cảm thụ thẩm mĩ.

3. Phẩm chất:

- Chủ động khai thác hình ảnh trò chơi dân gian ( quan sát – trí nhớ - tưởng tượng – hình ảnh mẫu) để sáng tạo SPMT thêm hiểu biết và quý trọng giá trị văn hóa truyền thông Việt Nam .

- Bảo tồ, giữ gìn, quảng bá di sản văn hóa ( trò chơi dân gian) cho các thế hệ sau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- Giáo án biên soạn, hình ảnh trò chơi dân gian tiêu biểu các vùng miền.

- Một số hình ảnh, clip liên quan trò chơi dân gian, sản phẩm PowerPoint để HS quan sát như: tranh tranh vẽ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh.

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: Dụng cụ vẽ (Giấy, bút, màu)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động khởi động:

Tuần 17 Ngày giảng……/……./20……

Tiết PPCT 17 Bài 9 SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN
(Tiết 1)

* HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT.

a. Mục tiêu:

- Quan sát, tìm hiểu tạo hình, động tác trò chơi dân gian.

- Biết được đặc trưng, ý nghĩa một số trò chơi dân gian.

b. Nội dung:

- HS quan sát hình ảnh SGK tr39 & hình ảnh trò chơi dân gian thực tế khác do GV chuẩn bị để so sánh hình thành ý tưởng tạo hình bức tranh.

- Tìm hiểu về một số phác thảo vẽ động tác các nhân vật thể hiện trong trò chơi dân gian. HS trả lời câu hỏi SGK tr39.

c. Sản phẩm học tập: Nhận thức được đặc điểm cơ bản & sự đa rạng trong tạo hình. Cảm nhận ý tưởng xây dựng TPMT là bức tranh mình cần vẽ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. Một số phác thảo dáng người tham gia trò chơi dân gian.

- GV yêu cầu HS: Quan sát hình ảnh SGK tr 38+hình ảnh GV chuẩn bị.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em đã chơi những trò chơi dân gian nào?

+ Các tư thế dáng trò chơi đó là gì?

+ Hình vẽ về trò chơi dân gian cần bộc lộ đặc điểm gì?

* Lưu ý: GV gợi mở về các trò chơi dân gian có trong phác thảo và GV thị phạm..

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS quan sát sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV thị phạm vẽ và đặt câu hỏi nội dung cho HS thảo luận đưa ra gia nhận xét, GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá phản biện nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuyển hoạt động.

1. Quan sát:

Một số phác thảo dáng người tham gia trò chơi dân gian.

- Các trò chơi Hs: Đá cầu, Đấu vật, Kéo co, Chọi gà/dế/trâu, Rước đèn, Đẩy gậy, Chơi chuyền, Rồng rắn lên mây, Nhảy dây, Nhảy bao bố, Trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan, cướp cờ, tạt lon, Oản tù tỳ, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê…

- Các tư thế dáng người của trò chơi: ngồi, đứng, chạy, nhảy, kéo, cúi…- -Đặc điểm: Thỏa mái vui vẻ của người chơi, sự chuyển động, quyết tâm hứng khởi của nhân vật.

* Đặc điểm nét phác thảo:

+ Nét vẽ chưa cần chi tiết.

+ Tỉ lệ nhân vật hài hòa (trẻ em).

+ Lựa chọn 2-6 nhân vật tạo hình ảnh chính của trò chơi.

 

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Mĩ thuật 6 KNTT HK2!

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Tải nhanh tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 2) Tài liệu này không áp dụng tải nhanh miễn phí cho thành viên gói Pro