Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6 (Full)
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức - Học kì 1 mang tới đầy đủ các bài giáo án trong học kì 1, là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK Mĩ thuật 6 KNTT, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án lớp 6 của mình.
Giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức học kì 1 được thiết kế chi tiết, sinh động giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để trình bày giáo án mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Ngoài ra, có thể tham khảo bộ Giáo án Mĩ thuật 6 Cả năm. Sau đây là nội dung chi tiết của giáo án Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức học kì 1 mời thầy cô cùng tham khảo bài viết:
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức Học kì 1
Chủ đề 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
Bài 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
- Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại Hội hoạ, Đồ hoa tranh in, Điêu khác, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất:
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: Mĩ thuật tạo hình ( tranh vẽ, tranh khắc, tranh in, tượng, phù điêu) & mĩ thuật ứng dụng( sản phẩm Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang).
- Máy tính, máy chiếu, mẫu vật thật (nếu có).
2. Đối với học sinh.
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: họa phẩm( màu vẽ, giấy vẽ, bút chì , tẩy) họa liệu( đất nặn, tấm bìa, dao dùng để nặn đất nặn).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động khởi động:
Tuần 1
Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật (Tiết 1)
* HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT.
a. Mục tiêu:
- Biết tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.
- Biết được một số đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu về hình ảnh SGK tr 5-6 và hình ảnh GV chuẩn bị để phân biệt thể loại mĩ thuật tạo hình ứng dụng.
- Quan sát nhận biết đặc điểm thông qua hình ảnh.
c. Sản phẩm học tập:
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức nhận biết về thể loại mĩ thuật tạo hình & ứng dụng.
- Trả lời câu hỏi SGK tr 6.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HS |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS quan sát & trả lời câu hỏi: - GV đưa trực quan cho học sinh quan sát. - GV yêu cầu HS mở sgk trang 5,6, quan sát anh và tranh và trả lời câu hỏi trong trang 6 SGK: +Kể tên một số thể loại mĩ thuật tạo hình và ứng dụng? + Đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng là gì? * Mở rộng (GV thuyết trình) + Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,... để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều. + Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,... trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,... để tạo nên những TPMTT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gian hai chiều như chạm khắc, gò đồng.... + Đồ họa tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới,... Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoa tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản. * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: - GV chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi của từng nhóm như sau: + Nhóm 1: Không gian hội họa, đồ họa tranh in có gì khác so với không gian trong điêu khắc? Mĩ thuật tạo hình khác cơ bản mĩ thuật ứng dụng điểm nào? + Nhóm 2: Qua sản phẩm minh hoạ trong sgk Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy so sánh Thiết kế đồ hoạ khác gì với sản phẩm của thể loại Thiết kế thời trang? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
1. Quan sát: Một số thể loại mĩ thuật tạo hình & ứng dụng. a, Mĩ thuật tạo hình: -Gồng các thể loại: Hội họa, Đồ họa ( in tranh), Điêu khắc( phù điêu, tượng)… -Đặc điểm: sử dụng những yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục....để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống. b, Thể loại mĩ thuật ứng dụng: - Gồm các thể loại: Thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang… -Đặc điểm: sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế , tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đổ lưu niệm, bao bì sản phẩm, đổ dùng,...có tính ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống. * Hoạt động nhóm: - Nhóm 1: + Không gian hội họa, đồ họa tranh in : 2D(vẽ, in lên mặt phẳng) còn Không gian điêu khắc: 3D(tạo khối) + MTTH là vẽ, in, khắc tạc sản phẩm cho con người thưởng thức. Còn MTUD là làm đẹp cho sản phẩm để con người sử dụng dùng trong cuộc sống. - Nhóm 2: Sự khác nhau giữa sản phẩm thiết kế đồ họa và thiết kế thời trang : + Thiết kế đồ họa: truyền tải thông điệp bằng chữ viết cùng với những hình ảnh đẹp, sử dụng các công cụ công nghệ đồ hoạ. Mỗi sản phẩm làm ra được tạo nên bởi sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân. (VD: Tranh cổ động, tranh biển quảng cáo chiếc áo dài VN… để con người nhìn nhận) + Thiết kế thời trang: sử dụng ứng dụng của thiết kế và thẩm mỹ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho quần áo và phụ kiện. (VD: tạo dáng áo dài, in / vẽ con rồng lên áo…để con người dùng) |
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Mĩ thuật 6 KNTT HK1!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về cách hoàn thiện bản thân để thành công (Dàn ý + 4 mẫu)
-
Dẫn chứng về tình cảm gia đình - Ví dụ về tình cảm gia đình trong cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương
-
Dẫn chứng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
-
Dẫn chứng về sự tự tin - Ví dụ về sự tự tin trong cuộc sống
-
Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn - Ví dụ về tính khiêm tốn trong cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 8: Đóng vai bà hàng xóm kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
-
Dẫn chứng về tính tự lập - Ví dụ về tính tự lập trong cuộc sống
-
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 90 năm truyền thống ngành Tuyên giáo (Tuần 16)
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức (Học kì 2)
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức (Học kì 1)
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
10.000+ -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
10.000+ -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
10.000+ -
Giáo án Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 2)
100+