Đoạn văn suy nghĩ về tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc Văn mẫu lớp 12 Cánh diều
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong truyện “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 12 Cánh diều tập 2.
Viết đoạn văn suy nghĩ về tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong truyện Vi hành mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để dễ dàng biết cách trả lời câu hỏi 4 trang 25 SGK Ngữ văn 12 Tập 2.
Suy nghĩ về tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong truyện Vi hành
Đoạn văn mẫu 1
Trong truyện Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng khéo léo biện pháp tu từ nói mỉa xen vào trong những ngôn từ và hình ảnh sắc sảo, sâu cay để vạch trần bản chất xấu xa của ông vua bù nhìn cùng người dân và chính phủ Pháp. Không chỉ vậy, điều đó còn được thể hiện lồng ghép trong các câu chuyện về những vị vua anh minh, đáng kính càng khiến vua Khải Định trở nên tầm thường và nhỏ bé. Thông qua biện pháp tu từ nói mỉa, tác phẩm trở thành một bức tranh hài hước và sâu sắc về hiện thực xã hội. Qua đó, nghệ thuật đả kích châm biếm được khắc họa một cách tinh tế và sắc bén. Không chỉ là sự châm biếm mà còn là lời phê phán sâu sắc về sự giả dối của thực dân Pháp và những biện pháp cai trị áp bức tàn độc của chúng lên nhân dân ta.
Đoạn văn mẫu 2
Trong truyện "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc, biện pháp nói mỉa được sử dụng rất hiệu quả để phê phán chế độ thực dân Pháp và vạch trần những mưu đồ bẩn thỉu của họ. Bằng cách lồng ghép những lời mỉa mai tinh tế, tác giả đã tạo nên một bức tranh biếm họa sắc nét về xã hội thực dân và những kẻ cầm quyền. Những chi tiết như việc người Pháp nhầm lẫn tác giả với vua Khải Định, hay những lời bình luận hóm hỉnh về sự lố bịch của vua khi vi hành, đều là những đòn giáng mạnh vào uy tín của thực dân và tay sai. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc không chỉ thể hiện sự thông minh, sắc sảo trong lối viết mà còn bộc lộ tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh mạnh mẽ vì độc lập tự do. Biện pháp nói mỉa, với sự châm biếm nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, đã góp phần làm nổi bật lên bản chất xấu xa của kẻ thù, khơi dậy lòng căm phẫn và ý thức đấu tranh trong lòng người đọc. Đây chính là một trong những điểm sáng tạo độc đáo, góp phần làm nên sức mạnh của tác phẩm "Vi hành".
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ
100+ -
Phân tích tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
100+ -
Em thích nhất hình ảnh, nhân vật hoặc sự việc nào trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi
100+ -
Đoạn văn suy nghĩ về tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
100+ -
Tóm tắt tác phẩm Ánh sáng cứu rỗi của Bảo Ninh
1.000+ -
Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc
100+ -
So sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua Nhật kí Đặng Thùy Trâm và Một lít nước mắt
5.000+ -
Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ
1.000+ -
Viết bài văn bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em
100+ -
Nghị luận về Văn học góp phần phát triển trí tưởng tượng của tuổi trẻ thế nào?
100+