Lập dàn ý Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh lớp 5
Lập dàn ý Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh gồm 3 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều thông tin bổ ích, biết cách xây dựng dàn ý cho bài văn tả cảnh thật hay.
Qua đó, các em còn có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng trả lời câu hỏi tiết Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để có thêm nhiều vốn từ:
Lập dàn ý Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh
Dàn ý tả một hòn đảo
a) Mở bài: Giới thiệu về hòn đảo mà em muốn miêu tả:
- Hòn đảo đó tên là gì? Thuộc tỉnh thành nào?
- Để di chuyển đến hòn đảo đó, mọi người sử dụng phương tiện nào? Trong thời gian bao lâu?
b) Thân bài:
- Miêu tả những đặc điểm nổi bật của hòn đảo đó:
- Không khí trên đảo như thế nào? Em cảm giác ra sao khi hít thở?
- Bãi biển, vùng nước ven đảo có đặc điểm gì? (về bờ cát, sóng biển, nước biển, rặng san hô, các sinh vật biển, đá ngầm…)
- Trên đảo có những cảnh quan gì thú vị? (cây cối, khu nghỉ dưỡng, thành phố, bản làng…)
- Thời tiết ở trên đảo như thế nào lúc em đến chơi? Em có thích kiểu thời tiết đó không?
- Miêu tả hoạt động của con người ở trên đảo:
- Hoạt động của khách du lịch (ngắm cảnh, bơi lội, chèo thuyền, lặn biển, lướt sóng, lái ca-nô, tắm biển, ăn uống…)
- Hoạt động của người dân bản địa (dọn dẹp vệ sinh bãi biển, buôn bán, ra khơi đánh bắt cá…)
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho biển đảo mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả quần đảo Trường Sa
Mở bài: Trường Sa là một quần đảo của Việt Nam. Em đã được nhìn thấy quần đảo Trường Sa trên tivi.
Thân bài:
+ Theo không gian: Quần đảo Trường Sa là tập hợp rất nhiều đảo, các đảo nằm chi chít lại với nhau trên bản đồ nhưng thực tế phải mất nhiều thời gian di chuyển giữa các đảo…
+ Theo thời gian: Quần đảo Trường Sa sáng sớm và hoàng hôn đều chói lọi bởi ánh Mặt Trời chiếu vào mặt biển. Các đợt gió cả ngày liên tục thổi vào đảo; ngày mưa bão gió thường rất to và mưa nhiều; cỏ cây thường phải mọc rất chắc chắn để chịu được gió thổi; trên đảo thường thấy rõ nhất là mùa mưa và mùa khô.
+ Theo không gian kết hợp với thời gian: Những lúc lặng gió, cây cối sừng sững như những người lính, lúc gió nổi, tán cây nghiêng mình như những cô gái múa ba lê; Những lá cờ Tổ quốc lúc gió to phất phới, quật phần phật.
Kết bài: Em yêu và tự hào về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc; Em muốn kể cho các bạn nghe về vẻ đẹp của Trường Sa; Em sẽ tìm đọc thêm nhiều hình ảnh, bài viết giới thiệu cảnh đẹp ngoài quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.
Dàn ý tả cảnh biển
a) Mở bài: Giới thiệu về cảnh biển mà em muốn miêu tả
- Đó là bãi biển nào? Nằm ở đâu? Có nhiều người biết đến không?
- Nhờ đâu mà em được đến bãi biển đó? Ấn tượng đầu tiên của em dành cho bãi biển đó như thế nào?
b) Thân bài: Miêu tả cảnh biển vào thời điểm mà em đến: Cảnh biển vào buổi chiều:
- Tả cảnh thiên nhiên ở bãi biển:
- Không khí ở đó như thế nào? Gió ở đó có mạnh không? Gió biển có gì khác với những cơn gió trong thành phố?
- Thời điểm đó còn có nắng không? Bầu trời có màu sắc như thế nào?
- Bãi cát có rộng và sạch sẽ không? Có đẹp giống như em tưởng tượng không?
- Trên bãi cát có những cây cối, hàng quán nào? Chúng có gì khác với cây cối, hàng quán trong thành phố em sống?
- Sóng biển lúc ấy có mạnh không? Khi va vào bờ chúng tạo nên hiện tượng gì thú vị?
- Nước biển có màu gì? Có trong không? Có sâu không?
- Khi đi xuống nước biển, em có cảm giác như thế nào? Niềm vui khi tắm biển có giống như em vẫn mong chờ không?
- Tả hoạt động của con người trên bãi biển:
- Gia đình em đã làm gì ở bãi biển? Tâm trạng của mọi người như thế nào? Gia đình em có chụp ảnh kỉ niệm không?
- Xung quanh em, khách du lịch đã làm gì ở bãi biển? Họ đã góp phần tạo nên bầu không khí như thế nào?
- Các hướng dẫn viên và cứu hộ luôn túc trực ở bãi biển làm gì khi mọi người đang vui chơi?
- Các hàng quán bán đồ ăn, cho thuê đồ bơi hoạt động như thế nào?
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cảnh biển mà mình vừa miêu tả.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
Mới nhất trong tuần
-
Viết đoạn văn về tác dụng của phương tiện thông tin hiện đại đối với đời sống con người
100+ -
Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng
100+ -
Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng
100+ -
Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi
100+ -
Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi
100+ -
Viết đoạn văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam
100+ -
Kể lại câu chuyện Chuỗi ngọc lam bằng lời của người chị cô bé Gioan
100+ -
Viết bài văn tả một ngày nắng đẹp
100+ -
Đoạn văn tạm biệt mái trường Tiểu học của em
100+ -
Viết bản hướng dẫn các em học sinh lớp Ba cách đeo khăn quàng đỏ
100+